Mụn trứng cá: bệnh lý khá phổ biến ở tuổi vị thành niên. Hóc- môn thay đổi kích thích các tuyến sản xuất ra lượng lớn bã nhờn hơn trước, làm cho da nhờn hơn nên dễ bị mụn trứng cá.
1. Nguyên nhân bệnh mụn trứng cá
– Thay đổi hóc- môn ở tuổi dậy thì.
– Bã nhờn trên da tiết ra nhiều.
– Mức độ căng thẳng cao.
2. Triệu chứng bệnh mụn trứng cá
– Mụn mủ.
– Mụn nhọt.
– Mụn đầu đen.
– Mụn đầu trắng.
– Mụn bọc.
3. Cách chữa trị bệnh mụn trứng cá
– Một muỗng nước ép ngò rí trộn với nhúm bột nghệ là phương pháp hiệu quả trị mụn đầu đen và mụn mủ. Đắp hỗn hợp lên mặt sau khi rửa mặt vào mỗi tối trước khi đi ngủ.
– Thoa nước ép tươi lá hương nhu non lên mặt mỗi ngày.
– Chanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị mụn trứng cá. Đầu tiên, đun sôi 1 lít nước để khử trùng. Sau đó, vắt nước cốt 1 trái chanh tươi vào. Rửa và làm sạch vùng bị mụn bằng hỗn hợp trên 2 lần mỗi ngày.
– Uống nước ép cây lý gai trong vài ngày.
– Thoa nước ép nha đam lên mặt và giữ ít nhất trong vòng 20 phút. Sau đó rửa mặt với nước ấm. Lặp lại việc này trong ít nhất 2 tuần.
4. Liệu pháp nước ép bệnh mụn trứng cá
– Nước ép nha đam là vũ khí lợi hại nhất của tự nhiên giúp chống lại mụn trứng cá, vì nó nằm trong số các loại thực vật có tính năng thanh lọc cơ thể tốt nhất.
– Uống nước ép nha đam mang lại kết qủa tuyệt vời trong việc điều trị mụn trứng cá nhờ khả năng thanh lọc máu của loài cây này.
– Mụn trứng cá xuất hiện là dấu hiệu cho thấy các cơ quan bài tiết đang hoạt động không hiệu quả. Để kích thích gan hoạt động và làm sạch da mặt từ trong ra ngoài, hãy uống hỗn hợp gồm một phần nước ép củ dền, ba phần nước ép cà rốt, và hai phần nước lọc.
– Hỗn hợp sền sệt của quả lựu nướng ph với nước cũng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị mụn nhọt, mụn mủ, mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Bôi hỗn hợp này lên vùng bị mụn trong ít nhất 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
Trên đây là bài viết Bệnh mụn trứng cá, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị, hy vọng bài viết này cung cấp đủ thông tin đến cho bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Theo cuốn sách Chăm sóc sức khỏe không dùng thuốc
(Tiến sỹ y khoa Dr Biswaroop Roy Chowdhury)