Rối loạn tiền đình thực chất là một triệu chứng, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại là căn cớ dẫn đến các vấn đề về bệnh lý khác. Do vậy, nếu như không tìm cách chữa rối loạn tiền đình kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa trực tiếp tính mạng.
Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Tiền đình là một bộ phận khá phức tạp, nằm ở sau hai bên ốc tai, nó có có vai trò điều chỉnh thăng bằng tư thế và các phối hợp cử động mắt, đầu,thân mình. Bệnh rối loạn tiền đình gây nên trạng thái mất thăng bằng khi thay đổi tư thế làm cho người bị bệnh chóng mặt, đầu óc quay cuồng, mắt hoa, ù tai, buồn nôn, đi đứng không vững, dễ bị ngã.
Bệnh rối loạn tiền đình mặc dù chưa gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Bệnh có thể xuất hiện trong vài ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng như: mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người bị bệnh. Nếu để lâu ngày có thể gây ra những chứng bệnh khác như: thần kinh, bệnh nhồi máu cơ tim hoặc huyết áp thấp…
Bệnh rối loạn tiền đình không gây ra những hậu quả quá nguy hiểm nhưng lại khiến cho cuộc sống của người bệnh trở nên mệt mỏi và chán nản.
Rối loạn tiền đình không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do bệnh rối loạn tiền đình tới sức khỏe là có thể gây đột quỵ do máu ít được lưu thông lên não. Do đó khi gặp phải các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Một số triệu chứng nhận biết rối loạn tiền đình
Chóng mặt
Đây là dấu hiệu đầu tiên mà bạn cảm thấy khi mắc phải hội chứng này. Ban đầu là thoáng qua sau đó mức độ nặng dần lên với tần suất tăng dần. Bạn sẽ có ảo giác về sự vận động xung quanh, sự di chuyển của các vật thể, cảm giác xoay tròn, bập bềnh. Hiện tượng này xảy ra khi hệ thần kinh não bộ bị chèn ép hoặc dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương.
Mất thăng bằng
Cơ thể mất sự cân bằng khiến bạn không thể đứng vững, lâng lâng không xác định trọng lượng như người bị say rượu. Nguyên nhân do sự mất đồng bộ giữa các thông tin từ tiền đình, tiểu não, cảm giác sâu, mắt, ngoại tháp.
Mất ý thức hoặc ngất
Trong một khoảng thời gian bị đe doạ mất ý thức hoặc ngất đi, kèm theo đó là hiện tượng đổ mồ hôi, buồn nôn, thị lực giảm thoáng qua.
Chóng mặt không xác định rõ
Đầu óc lâng lâng, quay cuồng, nặng nề hay cảm giác sợ ngã… Triệu chứng này xuất hiện ở những bệnh nhân có các rối loạn cảm xúc khác như hội chứng tăng thông khí, lo âu, trầm cảm.
Ngoài ra người mắc rối loạn tiền đình cũng có thể có những biểu hiện như: ù tai, buồn nôn, đi không vững, cơ thể mệt mỏi, khó chịu…
Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả nhất
1. Điều trị bằng thuốc
Dùng phác đồ điều trị rối loạn tiền đình bằng thuốc có thể giảm nhanh chóng triệu chứng rối loạn tiền đình
– Sử dụng thuốc piragink viên uống, ngày uống hai viên, mỗi ngày uống hai lần cùng với thuốc betaserc 16mg ngày hai viên cũng chia hai lần uống. Thuốc có tác dụng rõ rệt cho lần đầu uống, tuy nhiên bệnh nhân nên sử dụng hết phác dồ trong vòng từ 5 đến 7 ngày sau đó giảm piragink cho các ngày tiếp theo và sử dụng liên tục trong vòng một tháng.
– Sử dụng phác đồ khác cũng có hiệu quả tương tự đó là dùng tanganil 500mg hoặc sibelium cộng thêm viên piragink ngày uống hai lần, dùng khoảng 5 đến 7 ngày.
2. Điều trị bằng tập luyện
Tập luyện thường xuyên và nhẹ nhàng, nghỉ ngơi và thư giản đầy đủ phù hợp với sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên bệnh nhân nên được giám sát và hướng dẫn để tránh những chuyển động liên quan đến đầu đột ngột mà có thể tạo ra cơn chóng mặt, hoa mắt. Mỗi bệnh nhân sẽ có một cơ chế luyện tập đặc biệt và ăn uống riêng phù hợp để đạt được hiểu quả tối ưu nhất trong quá trình điều trị.
Bệnh nhân không nên ăn hoặc uống quá nhiều đồ dầu mỡ, cay, nóng thay vào đó là rau quả và đồ mát và không quá nhiều muối trong món ăn. Không nên hút thuốc và sử dụng đồ uống có gas và cồn như rượu bia, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và cho sự hoạt động của não.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc rối loạn tiền đình nên:
– Tập thể dục thường xuyên.
– Ban đêm, để đèn ngủ sáng cho dễ quan sát sự vật chung quanh.
– Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính.
– Hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá.
– Tránh tiếp xúc với các chất hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích,
– Tránh quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh.
– Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị choáng váng.
– Giảm căng thẳng, lo âu, hoảng hốt.
– Tránh leo trèo cao.
– Hợp tác với thầy thuốc để việc điều trị được tốt.
Khi có những biểu hiện của rối loạn tiền đình, người bệnh nên đi thăm khám sớm để có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.
Rối loạn tiền đình chữa ở đâu tốt nhất
Hiện nay, có nhiều bệnh viện có thể khám và chữa trị bệnh rối loạn tiền đình. Và dưới đây là một số bệnh viện được nhiều người tin cậy chữa bệnh:
Bệnh viện Tâm Thần TP.HCM
Bệnh viện Tâm Thần là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về Tâm thần tại thành phố Hồ Chí Minh với gần 400 nhân viên đảm nhận các nhiệm vụ như: phòng chống, phát hiện và quản lý điều trị rối loạn tâm thần cho người dân trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận; giám định chuyên khoa tâm thần theo yêu cầu của các cơ quan chức năng; đào tạo, bồi dưỡng chuyên khoa tâm thần cho sinh viên và bác sĩ đa khoa; hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu về bệnh tâm thần.
Đây là địa chỉ tin cậy cho những người bị rối loạn tiền đình khi thực hiện khám, chữa bệnh. Bệnh viện được đặt tại 192 Bến Hàm Tử, phường 1, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Khoa Nội thần kinh – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Khoa Nội thần kinh bệnh viện 108 chuyên điều trị các bệnh về chuyên ngành thần kinh. Là cơ sở đào tạo sau đại học bậc Tiến sĩ chuyên ngành Thần kinh, đào tạo bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II của bệnh viện.
Bệnh viện trang bị đầy đủ các thiết bị y tế hiện đại giúp cho quá trình khám bệnh chính xác và điều trị nhanh chóng hơn. Khoa Nội thần kinh có thể chữa được nhiều bệnh nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, vữa xơ động mạch, loạn thần kinh chức năng, động kinh, rối loạn tiền đình,viêm đa dây thần kinh, viêm não tủy, thoái hóa thần kinh, xơ não tủy rải rác,…
Nếu có nhu cầu chữa bệnh bạn có thể tìm hiểu về bệnh viện thông qua trang chủ bệnh viện, liên hệ qua số điện thoại 024 62784146 để đặt lịch hoặc đến trực tiếp tại số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội để được thăm khám và tư vấn.
Khoa Thần Kinh – Bệnh viện Bạch Mai
Khoa Thần kinh của bệnh viện Bạch Mai là đơn vị chuyên khoa sâu về thần kinh như: thần kinh mạch máu, tai biến mạch máu não, thần kinh chung, thần kinh nhiễm khuẩn, thần kinh trẻ em.
Ngoài việc đầu tư về đội ngũ y bác sĩ có y đức và chuyên môn cao, khoa còn trang bị các thiết bị thăm dò chức năng thần kinh như máy điện não, điện não vi tính, siêu âm Doppler xuyên sọ, điện cơ,… kết hợp với các chuyên khoa trong chẩn đoán hình ảnh, y học hạt nhân và phẫu thuật thần kinh tại Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh viện nằm tại số 78 đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
Khoa Thần kinh – Bệnh viện trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa có đầy đủ các khu điều trị nội trú, ngoại trú và các phòng điện cơ, điện não, phối hợp chặt chẽ với các phân khoa, phòng, đơn vị trong mọi hoạt động điều trị. Trực tiếp thăm khám và điều trị cho bệnh nhân là các bác sĩ đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm như bác sĩ Nguyên Minh Anh, bác sĩ Nguyễn Lê Trung Hiếu, bác sĩ Ngô Tích Linh,… Và đây được đánh giá là một trong những địa chỉ tin cậy về khám và điều trị rối loạn thần kinh cho người bệnh.
Địa chỉ bệnh viện: 215 Hồng Bàng, Quận 5, Hồ Chí Minh.
Hy vọng với những tư vấn về cách chữa rối loạn tiền đình trên đây sẽ giúp bạn đọc trang bị cho mình những kiến thức hữu ích nhất khi chữa trị rối loạn tiền đình. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi!
Xem thêm:
Những điều cần biết về cách chữa bệnh phụ khoa bằng tỏi
Cách chữa bệnh phụ khoa tại nhà hiệu quả và an toàn nhất
Hướng dẫn cách chữa bệnh khớp gối tại nhà hiệu quả nhất