Run tay chân ở người trẻ ngày càng trở nên phổ biến. Nếu như không điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh run vô căn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống. Vậy đâu là cách chữa bệnh run tay chân ở người trẻ?
Bệnh run tay chân và nguyên nhân dẫn đến run tay chân
Run là một chuyển động không chủ ý của một bộ phận nào đó trong cơ thể như bàn tay, cánh tay, đầu, mặt hoặc chân, thường gặp nhất ở hai bàn tay. Nó có thể là biểu hiện của bệnh lý, nhưng cũng có thể thấy ở nhiều người khỏe mạnh.
Khi chứng run xuất hiện và biến mất nhanh chóng, do cơ thể mệt mỏi hay do những thay đổi của cảm xúc, thời tiết được gọi là run sinh lý. Nhưng khi các triệu chứng run xuất hiện với tần suất lớn hơn và mức độ nặng hơn, làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như sinh hoạt thường ngày, được gọi là run bệnh lý.
Theo đó, các chuyên gia Y tế đã dẫn ra một số nguyên nhân dẫn đến bệnh run tay chân, cụ thể
– Lo âu, căng thẳng, giận dữ hoặc mệt mỏi: làm xuất hiện phản ứng bảo vệ của cơ thể, dẫn tới gia tăng nồng độ một số chất dẫn truyền thần kinh kích thích như adrenaline, gây co mạch, tăng nhịp tim và run tay…
– Rối loạn thần kinh thực vật: Ngoài run tay còn có thêm biểu hiện như vã mồ hôi, nhịp tim nhanh,…
– Tụt đường huyết: Khi bạn ăn uống thất thường hoặc bỏ bữa, làm hạ đường huyết sẽ khiến tế bào cơ thiếu năng lượng và gây hiện tượng run rẩy.
– Lạm dụng chất kích thích như rượu bia, trà, café.
– Tiếp xúc với thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, chất độc hại khác trong môi trường, thực phẩm: không chỉ gây run tay mà còn làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Parkinson sau này.
– Thiếu vitamin nhóm B, K, E, D…
– Chấn thương não, bệnh thận mãn tính, bệnh đa xơ cứng, u não
– Một số loại thuốc điều trị bệnh: hen suyễn, thuốc chống trầm cảm, lithium, an thần có thể gây run tay nếu ngưng dùng thuốc đột ngột.
– Run vô căn: thường có yếu tố di truyền, tức là trong gia đình bạn cũng có người thân bị bệnh run này, khả năng bạn bị bệnh sẽ lên tới 50%.
– Bệnh cường giáp: tuyến giáp hoạt động quá mức cũng là một trong những nguyên nhân gây run tay, thường xảy ra ở những người độ tuổi 20 – 30.
Vậy đâu là cách chữa bệnh run tay chân ở người trẻ?
Cùng với sự phát triển của Y học hiện đại thì ngày nay có rất nhiều cách chữa bệnh run tay chân ở người trẻ. Cụ thể những phương pháp chữa chứng run tay chân hiện nay bao gồm:
– Dùng thuốc: Tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp nhằm giảm nhanh triệu chứng run chân tay. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về điều trị vì nó có thể gây ra những hậu quả không đáng có.
– Vật lý trị liệu: Phương pháp này giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng run hiệu quả, đồng thời làm chủ được hành động của cơ thể. Đeo thêm vật nặng vào cổ, tập viết bằng bút có kích thước lớn,… là một số liệu pháp được sử dụng phổ biến.
– Trị liệu tâm lý: Đối với chứng run vô căn hoặc run do rối loạn thần kinh thực vật thì phương pháp này tỏ rõ hiệu quả. Thư giãn tinh thần, tránh căng thẳng stress và có lối sống lành mạnh,… là biện pháp giúp người bệnh loại bỏ được vấn đề này.
– Phẫu thuật can thiệp: Phẫu thuật mở đồi thị, liệu pháp gen – tế bào gốc và kích thích não sâu là 3 phương pháp có thể được áp dụng khi bệnh nhân áp dụng các cách trên không mang lại kết quả hoặc tác dụng phụ của thuốc quá nặng.
Ngoài những giải pháp trên, việc sinh hoạt khoa học với chế độ ăn cân đối (chú ý bổ sung thêm magie), tập luyện thể dục – thể thao đều đặn, tập yoga, ngồi thiền, hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích,… là những gợi ý hay giúp bạn cải thiện tình trạng đơn giản và rất hữu hiệu.
Mong rằng, những chia sẻ về cách chữa bệnh run tay chân ở người trẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc trang bị cho mình những thông tin cần thiết nhất liên quan đến bệnh run tay chân!
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Xem thêm:
Làm sao để chữa bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì?
Kinh nghiệm chữa rối loạn tiêu hóa không dùng thuốc, hết dứt điểm
Top 5 cách giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả nhất