3 cách điều trị hắc lào tận gốc bạn nên biết

Có rất nhiều cách chữa bệnh hắc lào, trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ bật mí đến bạn 3 cách điều trị hắc lào tại nhà tận gốc. Đừng bỏ lỡ nhé!

Bệnh hắc lào nguy hiểm ra sao?

Theo bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng, nguyên Trưởng khoa Lâm sàng 1, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Phó chủ tịch Hội Da liễu TP.HCM, bệnh hắc lào hay còn gọi là lác, là bệnh gây ra do vi nấm có tên khoa học là Dermatophytes. Nấm này gồm có 3 loại: Trichophyton, Epidermophyton và Microsporum. Sự phân biệt loại nấm gây bệnh dựa trên kết quả cấy nấm tại phòng xét nghiệm. Tùy theo vị trí bệnh, người ta phân ra loại nấm bẹn (thường gặp nhất, gọi là lác – hắc lào), nấm thân, nấm mặt, nấm chân…

Bệnh hắc lào là nỗi ám ảnh của nhiều người

Bệnh hắc lào là nỗi ám ảnh của nhiều người

Dấu hiệu nổi bật của hắc lào là ngứa ngáy, ở vùng da bị bệnh có vết màu hơi đỏ, viền bờ rõ rệt, trên viền bờ có mụn nước lấm tấm, lan rộng, vằn vèo theo vòng cung. Vào những khi ra nhiều mồ hôi sẽ cảm thấy ngứa ngáy rất nhiều.

Bệnh rất dễ lây lan sang vùng da lành khác trên cơ thể như thân, mặt, tay, chân, thậm chí là toàn thân. Khi bị bệnh nặng dẫn đến bội nhiễm có thể gây mủ màu trắng, viêm đỏ, chàm hóa.

Bệnh hắc lào là một bệnh không gây nguy hiểm nhưng gây phiền toái trong cuộc sống đặc biệt là gây mất thẩm mỹ nếu xuất hiện ở những vùng da mặt, tay. Với các vị khác như háng, bẹn, nách đều gây ngứa ngáy, khó chịu, đi lại rất khó khăn và khó điều trị.

Bệnh hắc lào có lây không?

Hắc lào là một chứng bệnh về da do vi nấm cạn gây ra. Người mắc bệnh này da sẽ bị nổi mẩn đỏ và mọc mụn nước gây nên tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời vùng da bị hắc lào có thể lây lan ra khắp cơ thể. Cho nên với câu hỏi của bạn thì câu trả lời đó là bệnh hắc lào có thể bị lây.

Bệnh hắc lào có khả năng lây từ người này qua người khác. Nguyên nhân là do sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt như quần áo, khăn mặt, ngủ chung giường chiếu, đắp chung chăn, tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị hắc lào của người bệnh. Muốn bệnh không lây lan chỉ cần chú ý giữ gìn vệ sinh chung, tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh. Bên cạnh đó có thể triệt tiêu vi nấm cạn bằng cách luộc các đồ dùng cá nhân như quần áo, chăn màn… của người bệnh ở nhiệt độ 100 độ C.

3 cách điều trị hắc lào tận gốc

Chữa hắc lào theo một số cách trong dân gian

– Dùng quả chuối tiêu xanh (còn có tên là chuối lùn, chuối và) xắt từng lát. Rửa sạch chỗ có hắc lào, cạo da rồi xát chuối xanh lên để cho vết hắc lào có mủ chuối tự khô.

– Lấy một lượng lớn rau sam rửa sạch, sắc đặc, gạn lấy nước cốt nấu với sáp ong, khi sáp ong chảy ra thì cho nhỏ lửa, cô thành cao, dùng cao này phết lên vết hắc lào.

– Lấy 12 gr bột long não, 100 gr rễ húng chanh giã nhỏ. Trộn thật đều hai vị trên rồi vắt một quả chanh vào thuốc này để bôi hằng ngày lên các vết hắc lào.

– Đốt mảnh gáo dừa rồi lấy nhựa bôi vào vết hắc lào.

Sử dụng gáo dừa chữa hắc lào

Sử dụng gáo dừa chữa hắc lào

– Hạt thảo quyết minh (muồng) 100 gr, khế chua 2 quả, 10 lá trầu, tất cả rửa sạch, giã nhuyễn bọc vào vải mùn, xát lên vết hắc lào.

Điều trị hắc lào bằng thuốc nam

Bồ kết 12 g, phèn chua 20 g, thêm nước, đun sôi, để nguội rồi tắm. Sau khi lau khô người, bôi thuốc vào chỗ da bị tổn thương.

Các thuốc bôi bao gồm:

– Vỏ cây đại tươi 50 g; củ chút chít 50 g; cồn 70 độ 100 ml. Hai vị thuốc rửa sạch, giã nát, ngâm vào cồn 7 ngày, dùng bôi vào chỗ hắc lào ngày 1-2 lần.

– Hạt muồng châu tươi 20 g; hạt bồ kết tươi 12 g. Tất cả giã nát, ngâm vào 100 ml cồn 70 độ trong 7 ngày, dùng dung dịch bôi chỗ hắc lào ngày 1-2 lần.

Bài thuốc Đông y chữa hắc lào

Bài thuốc Đông y chữa hắc lào

– Rễ, cành, lá cây kiến cò 50 g giã nát, ngâm vào 100 ml cồn 70 độ trong 7 ngày. Dùng dung dịch trên bôi 1-2 lần lên chỗ hắc lào.

– Rễ cây bạch hoa xà (bỏ lõi) 100 g ngâm trong 20 ml cồn 90 độ. Sau 7 ngày thì lấy bôi 1-2 lần lên chỗ hắc lào.

Chữa hắc lào theo tây y

Nhiều loại thuốc bôi cổ điển đã được pha chế sẵn như Antimycose, BSA, ASA, BSI… có tác dụng tốt nhưng gây lột da nhiều, đau rát, để lại màu đen trên da như sạm da hoặc gây biến chứng tương tự thuốc dân gian.

Gần đây có nhiều loại thuốc kháng nấm mới có thể dùng tại chỗ hay uống. Thuốc bôi có dẫn xuất của Imidazole như Econazole, Miconazole, Clotrimazole… bôi 2 lần trong ngày. Đặc biệt ketoconazole chỉ cần bôi 1 lần trong ngày. Những thuốc này có ưu điểm là không có màu, mùi thơm, không gây lột da, viêm tấy, nhưng có thể gây dị ứng nhẹ.

Nhiều nhóm thuốc Tây Y điều trị hắc lào

Nhiều nhóm thuốc Tây Y điều trị hắc lào

Tuy nhiên dị ứng này sẽ giảm và hết khi ngưng bôi thuốc hay dùng thuốc chống dị ứng. Trong trường hợp nấm tái phát nhiều lần hay nhiều vị trí, thường sử dụng thuốc uống như Griseofulvin, Ketoconazole (Nizoral), Itraconazole (Sporal), Fluconazole… tuy nhiên cần cẩn thận khi sử dụng thuốc chống nấm toàn thân do thuốc có tác dụng phụ.

Thuốc được sử dụng hạn chế ở những người có bệnh nội khoa mãn tính như gan, thận…. Khi phối hợp với các thuốc khác cần phải thận trọng có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, do có thể có những biến chứng nặng nề.

Cách phòng bệnh hắc lào

Để phòng bệnh, cần hiểu rõ rằng nguyên nhân gây ra bệnh hắc lào là do sống trong môi trường không vệ sinh, người ra nhiều mồ hôi mà ít tắm giặt, bơi lội trong vùng nước bẩn. Thế nên, việc phòng bệnh phải bắt đầu bằng lối sống vệ sinh sạch sẽ, tắm gội và giặt giũ quần áo, chăn màn thường xuyên. Luôn giữ áo quần, cơ thể khô ráo. Người bị bệnh, bên cạnh việc dùng thuốc tại chỗ phải khử trùng vật dụng cá nhân như quần áo, chăn màn… bằng cách luộc nước sôi hoặc dùng bàn là ủi kỹ.

Đối với người lành không mang bệnh, không nên mặc quần áo chung với người khác, tránh làm việc nơi ẩm ướt, nếu ra mồ hôi nhiều cần phải thường xuyên tắm giặt và giữ khô vùng háng, nách, bẹn. Khi mắc bệnh phải đi khám để được hướng dẫn chữa trị đúng cách, tránh việc nghe lời mách bảo của bạn bè không có chuyên môn hoặc lên Google tìm kiếm thông tin tự xử.

Như vậy, chỉ cần trang bị một số kiến thức về bệnh hắc lào cũng như cách chữa bệnh hắc lào, đảm bảo rằng, bạn sẽ không còn ám ảnh bởi những cơn đau, ngứa do hắc lào gây ra.

Xem thêm:

Bệnh mộng du và cách chữa bệnh mộng du hiệu quả nhất

Cách chữa bệnh mụn cóc tại nhà, không cần thuốc