Bệnh mộng du và cách chữa bệnh mộng du hiệu quả nhất

Mộng du là căn bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào và nếu như không phát hiện cũng như tìm cách chữa trị sớm thì rất có thể sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh mộng du cũng như cách chữa bệnh mộng du qua bài viết bên dưới.

Bệnh mộng du là gì? Biểu hiện của bệnh mộng du

Mộng du là tình trạng rối loạn làm người bệnh đứng dậy và đi lại khi họ vẫn đang ngủ. Bệnh thường xảy ra khi một người ở giữa giai đoạn ngủ say và giai đoạn chuẩn bị thức giấc. Người bị mộng du không thể phản ứng lại các sự kiện và không thể nhớ được chúng. Trong một số trường hợp, người mộng du thường nói những điều vô nghĩa.

Bệnh mộng du gây nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ

Bệnh mộng du gây nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mộng du là gì?

Mộng du thường xảy ra vào lúc đêm khuya, thường từ 1-2 tiếng sau khi ngủ và ít xảy ra khi bạn ngủ trưa. Giai đoạn mộng du có thể hiếm khi hoặc thường xuyên xảy ra và một cơn mộng du kéo dài khoảng vài phút hoặc cũng lâu hơn.

Những dấu hiệu của người mộng du bao gồm:

+ Ra khỏi giường và đi lại xung quanh

+ Ngồi trên giường và mở mắt

+ Mắt đờ đẫn vô hồn

+ Thực hiện những hành động theo thói quen như thay đồ, nói chuyện hay ăn nhẹ;

+ Không phản ứng hoặc giao tiếp với người khác

+ Khó bị đánh thức khi đang mộng du

+ Mất phương hướng hay bối rối trong thời gian ngắn sau khi bị đánh thức

+ Nhanh chóng ngủ lại

+ Không nhớ về việc mình bị mộng du vào sáng hôm sau

+ Đôi khi có các vấn đề chức năng vào ban ngày do bị phá giấc ngủ

+ Gặp những nỗi kinh hoàng khi ngủ đi cùng với mộng du.

Bệnh mộng du có chữa khỏi được không?

Người ta không xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh mộng du. Mộng du có thể đột ngột kết thúc, người bị mộng du có thể trở lại giường và ngủ tiếp. Mộng du thường xuất hiện sau giấc ngủ vài giờ, vào giai đoạn giấc ngủ sâu (NREM) và kéo dài từ vài giây đến hàng tiếng đồng hồ. Hiện tượng này có thể xảy ra hằng đêm nhưng cũng có thể không thường xuyên.

Bác sĩ Cao Văn Tuân, Khoa tâm thần – Bệnh viện Tâm thần Trung ương, đang là nghiên cứu sinh tại Pháp, chuyên nghiên cứu về các bệnh rối loạn tâm thần, hiện tượng bệnh lý mộng du, giải mã giấc mơ. Bác sĩ cho biết: “Trong y học, người ta coi đây là một loại bệnh lý, bị rối loạn tâm lý.

Mộng du có thể gặp ở cả trẻ em

Mộng du có thể gặp ở cả trẻ em

Những người bị mộng du thường trong tình trạng lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, hoảng sợ ban đêm, thiếu magiê, lạm dụng thuốc an thần, thuốc kháng histamin… Một vài yếu tố khác được các chuyên gia thần kinh chú ý, đó là ngủ trong tình trạng bàng quang đầy nước tiểu, bị stress, ngủ ở môi trường lạ, ồn ào, cũng có thể dẫn tới mộng du. Người lớn ở trong tình trạng này có thể liên quan tới rối loạn thần kinh, phản ứng thuốc, người nghiện rượu…”.

Bác sĩ Tuân cho biết thêm: “Hiện tại trên thế giới người ta cho rằng, mộng du là một dạng động kinh đặc biệt. Ở Pháp người ta điều trị bằng cách gắn chíp lên đầu để theo dõi và ghi lại các hoạt động của người bệnh. Vì người bị mộng du có thể bị bất cứ lúc nào, không ai biết trước được. Sau đó, dựa vào các kết quả ghi được, người ta sẽ biết được các hoạt động của vỏ não, vỏ não phản ánh những hành vi đó như thế nào, rồi tiến hành điều trị và đã đem lại hiệu quả cao”.

Ở Việt Nam, hầu hết các trường hợp bị mộng du tới bệnh viện đều được chữa trị khỏi. Có rất nhiều phương pháp điều trị, tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân sẽ đưa ra cách điều trị cho phù hợp và đem lại kết quả”, ông La Đức Cương – Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương nói.

Cách chữa bệnh mộng du hiệu quả nhất

Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh mộng du, bác sĩ có thể hỏi tiền căn bệnh sử và các triệu chứng của bạn. Việc đánh giá có thể bao gồm:

Khám lâm sàng: Điều này giúp bác sĩ nhận ra các bệnh lí có thể nhầm lẫn với mộng du như cơn động kinh về đêm, các rối loạn giấc ngủ khác hay rối loạn hoảng sợ.

Hỏi các triệu chứng: Nếu bạn không sống một mình và bạn không biết mình bị mộng du, bạn có thể được kể lại bởi những người khác. Nếu người ngủ chung với bạn đến khám cùng bạn, bác sĩ có thể hỏi họ liệu bạn có mộng du hay không. Bác sĩ có thể nhờ bạn hoặc người đi cùng điền vào bảng câu hỏi về các hành vi lúc ngủ. hãy báo với bác sĩ nếu bạn có tiền căn gia đình bị mộng du.

Nghiên cứu về giấc ngủ đêm: Một vài trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị nghiên cứu suốt đêm tại phòng thí nghiệm ngủ. Các cảm biến đặt trên cơ thể sẽ ghi lại và theo dõi sóng não, mức độ oxy trong máu, nhịp tim và hơi thở, cũng như cử động mắt và chân lúc ngủ. Bạn có thể được quay video lại để lưu lại hành vi của bạn lúc ngủ.

Điều trị

Nếu mộng du gây ra các thương tích, gây rối cho các thành viên trong gia đình, hoặc gây gián đoạn giấc ngủ người bị mộng du, điều trị có thể cần thiết. Điều trị nói chung tập trung vào cải thiện an toàn và loại bỏ nguyên nhân hay các yếu tố thúc đẩy.

Điều trị có thể bao gồm:

+Điều trị tình trạng bệnh có sẵn, nếu mộng du liên quan đến thiếu ngủ hay một rối loạn giấc ngủ hay tình trạng bệnh lí y khoa.

+Điều chỉnh thuốc, nếu bác sĩ nghi ngờ rằng mộng du là hậu quả của việc sử dụng thuốc nào đó.

+Dự đoán đánh thức trước khi bị mộng du, đánh thức người bệnh khoảng 15 phút trước khi người đó mộng du và để họ tỉnh táo vài phút trước khi ngủ lại.

Ngủ đủ giấc sẽ giúp điều trị mộng du tốt nhất

Ngủ đủ giấc sẽ giúp điều trị mộng du tốt nhất

+Thuốc, như thuốc an thần hay thuốc chống trầm cảm.

+Học cách thôi miên, khi được thực hiện bởi các chuyên gia, người được thôi miên sẽ rơi vào tình trạng thư giãn sâu nhất mà qua đó cải thiện được các hành vi không mong muốn trong khi ngủ.

+Liệu pháp hoặc tư vấn, một chuyên gia sức khỏe có thể giúp đề xuất các cách cải thiện giấc ngủ, kĩ thuật giảm căng thẳng, thôi miên và thư giãn.

Thay đổi lối sống và các biện pháp khắc phục

Nếu mộng du là vấn đề của bạn hay con bạn, hãy thử các đề xuất sau:

+ Tạo môi trường xung quanh an toàn: Nếu mộng du đã hoặc có thể gây ra các thương tích, cân nhắc các đề phòng sau: Đóng và khóa tất cả cửa sổ và cửa ra vào trước giờ ngủ. Bạn có thể khóa cửa bên trong hoặc đặt báo động hoặc chuông trên cửa. Chặn các lối đi hoặc cầu thang bằng cổng, và dời dây điện và các vật trở ngại có nguy cơ gây va đập khác ra khỏi đường đi. Ngủ trên giường sát mặt đất nếu có thể. Đặt những đồ vật sắc bén hoặc dễ vỡ ngoài tầm tay. Nếu con bạn mộng du, đừng để trẻ ngủ trên giường tầng.

+ Nhẹ nhàng dẫn người mộng du lên giường: Không cần đánh thức người đó. Mặc dù không nguy hiểm cho người bị đánh thức, nó có thể gây cản trở nếu người đó trở nên bối rối và mất phương hướng, và có thể kích động.

+ Ngủ đủ giấc: Mệt mỏi có thể góp phần gây mộng du. Nếu bạn thiếu ngủ, hãy thử đi ngủ sớm hơn, thời gian ngủ thường xuyên hơn hoặc chợp mắt ngủ lúc trưa, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Nếu có thể, hãy tránh tiếng ồn trong thời gian ngủ hoặc các kích thích có thể làm gián đoạn giấc ngủ.

 

+ Thiết lập một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ: Làm các hoạt động nhẹ nhàng, êm ả trước khi đi ngủ, chẳng hạn như đọc sách hoặc ngâm mình trong bồn tắm ấm. Các bài tập thiền hay tập thể dục cũng có thể giúp ích. Làm cho phòng ngủ thoải mái và yên tĩnh để ngủ.

+ Giải quyết các căng thẳng: Nhận ra các nguyên nhân gây căng thẳng và cách giải quyết chúng. Hãy nói ra điều gì làm bạn phiền muộn. Hoặc nếu con bạn mộng du và có vẻ lo lắng, căng thẳng, hãy tâm sự với con bạn bất kì các mối bận tâm nào.

+ Tìm một kiểu mẫu: Nên nhờ một người khác ở trong nhà bạn ghi chú lại bao nhiêu phút sau khi đi ngủ bạn xảy ra hiện tượng mộng du. Nếu thời gian khá nhất quán giữa các lần, sẽ rất hữu ích trong việc lên kế hoạch dự đoán đánh thức trước khi bị mộng du.

+ Tránh uống rượu: Uống rượu có thể gây trở ngại cho giấc ngủ ngon và có thể là nguyên nhân gây mộng du.

Bằng những cách chữa mộng du trên đây chắc hẳn rằng người bệnh sẽ không còn phải đối mặt với những nỗi ám ảnh mà cơn mộng du mang đến!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi!

Xem thêm:

Cách chữa bệnh mụn cóc tại nhà, không cần thuốc

Top 3 cách chữa bệnh nhiệt miệng nhanh nhất bạn nên biết