Có thông tin rằng gạo lứt muối mè giúp chữa khỏi ung thư? Thực hư có đúng thế không? Hãy đi tìm lời giải đáp qua bài chia sẻ bên dưới.
Ăn gạo lứt đúng cách mang lại nhiều lợi ích
Gạo lứt vốn được xem là “khắc tinh” của mỡ bụng, là một nguồn cung tinh bột dồi dào và thần kỳ, càng ăn lại càng thon thả.
Những thành phần của gạo lứt, nó có tác dụng hiệu quả với những người bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu và đặc biệt là béo phì.
Cơm gạo lức muối mè tuy đơn giản nhưng nó vẫn chứa đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy thay vì ăn cơm bình thường bạn có thể thay thế cơm bằng gạo lức muối mè. Ngoài ra bạn không nên dùng thêm thức ăn, vì thức ăn nhiều dầu mỡ làm bạn nhanh chóng tăng cân.
Mỗi ngày bạn có thể ăn 3 chén gạo lức muối mè, nhai chậm và kỹ để hệ tiêu hóa hấp thụ tốt. Bạn cũng có thể sử dụng thêm rau sống, hoặc rau củ quả tùy thích. Nên uống nước sau khi ăn gạo lức muối mè khoảng 15 phút để phát huy tốt tác dụng.
Gạo lứt muối mè có chữa khỏi ung thư không?
ếu chứng minh một cách khoa học gạo lứt muối mè chữa bệnh ung thư thì trên thế giới không ai chứng minh được, nhưng nói về triết lý âm dương trong ẩm thực thức ăn thì giáo sư Gherzon (Đức) trong cuốn Điều trị ung thư đã nhận định: “Ung thư là sự trả thù của tự nhiên vì con người sử dụng thức ăn sai lầm”. Công trình nghiên cứu năm 1963 so sánh tỷ lệ các bệnh ung thư ở Nhật Bản và Mỹ cho thấy người Mỹ bị ung thư vú gấp 2 lần và ung thư đại tràng gấp 3 lần người Nhật, còn người Nhật bị ung thư dạ dày gấp 6 lần người Mỹ.
Những tỷ lệ này cho thấy có sự khác biệt trong tập quán ăn uống. Người Nhật ăn các loại tinh chế như gạo trắng, đường, giấm, bột ngọt và các gia vị hóa học khác, vì vậy người Nhật có tỷ lệ ung thư dạ dày cao hơn Mỹ. Còn người Mỹ thường bị ung thư đại tràng hơn vì họ ăn nhiều thịt, trứng…
Theo kinh nghiệm của bác sĩ Hideo Ohmori: Nếu ung thư ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn giữa, có thể dễ dàng chữa khỏi bằng thức ăn, không cần bất cứ liệu pháp nào khác. Năm 1982, bác sĩ Anthony At-tilaro, giám đốc một bệnh viện lớn ở Philadelphia (Mỹ) bị ung thư tuyến tiền liệt và tinh hoàn, và ông đã khỏi chỉ nhờ điều trị bằng ăn uống. Sự kiện này đã gây chấn động trong y giới thế giới.
Năm 1985, một hội nghị gồm 8.000 bác sĩ chuyên khoa về ung thư họp tại Seattle (Mỹ) đã công nhận tầm quan trọng của ăn uống trong việc phòng và trị ung thư.
Ngoài ra giáo sư Ohsawa (Nhật Bản) khi nghiên cứu về âm dương trong ăn uống, ông cho rằng ung thư là hiện tượng âm hóa, âm phát triển quá. Vì vậy Ohsawa đề xuất dùng thức ăn dương để trị ung thư. Trong đó gạo lứt được Ohsawa cho là có nhiều đặc tính dương.
Bí quyết ăn gạo lứt muối mè chữa bệnh
Phải biết chọn hạt gạo, hạt muối, hạt mè cho tới cách chế biến, kể cả lúc ăn nhai thế nào cho đúng mới thấy hết tác dụng của món ăn này.
Gạo lứt phải chọn loại gạo mới, còn nguyên lớp cám ngoài và mầm gạo, gạo đỏ càng tốt. Gạo thu hoạch từ lúa sạch, không bón bằng phân hóa học, không phun thuốc trừ sâu thì càng hay. Nhiều người nhầm gạo huyết rồng là gạo lứt vì nó có màu đỏ.
Bảo quản gạo lứt khó khăn hơn gạo thường vì lớp lipid tập trung ở lớp vỏ cám ngoài là chủ yếu, dễ ẩm mốc và để lâu hôi khét. Bảo quản không tốt, ăn gạo lứt đã bị hôi mốc còn có tác dụng ngược lại, nghĩa là không những không khỏe, không hết bệnh mà có thể gây nên bệnh mới, kể cả bệnh ung thư nguy hại vô cùng.
Trước khi nấu, bạn cần nhặt sạch sạn (nếu có), chỉ cần “rửa” qua cho gạo sạch cát chứ không “vo gạo” như nấu cơm bình thường. Có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi đất, nồi đồng, nồi nhôm, nồi cơm điện; đổ gạo lứt đã rửa vào nồi, ngâm với nước ấm trong vòng khoảng 2 giờ.
Không phải ai cũng ăn được gạo lứt muối mè
Đối với những trường hợp đối với bệnh nhân suy nhược cơ thể lâu ngày (thậm chí với cả người đang khỏe mạnh, bình thường), nếu như chỉ ăn thuần gạo lứt muối mè lâu ngày, thì có thể gây nguy hại hoặc ít nhất cũng làm cho cơ thể suy nhược trầm trọng hơn bởi vì thiếu những chất dinh dưỡng khác mà trong gạo lứt, muối mè không thể có.
Đối với những bệnh do thiếu ăn, suy dinh dưỡng hoặc không phải do mất cân bằng âm dương, không tích độc trong cơ thể, thì phương pháp ăn gạo lứt, muối mè là không thích hợp.
Do vậy đối với người già yếu, suy nhược, thiếu dinh dưỡng, cần phải thận trọng và phải tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng phương pháp ăn gạo lứt muối mè.
Như vậy, thông tin ăn gạo lứt muối mè chữa khỏi ung thư cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cải. Nhất là đối với một căn bệnh đe dọa trực tiếp đến tính mạng như ung thư thì bạn cần đề cao cảnh giác, đừng nên quá tin vào những bài thuốc dân gian.
Xem thêm:
Tìm hiểu cách chữa bệnh á sừng bằng Đông y
Cập nhật các cách chữa bong gân nhanh khỏi