Cách chữa bệnh gai xương gót chân không cần thuốc

Chữa gai xương gót chân không cần thuốc là một trong những giải pháp điều trị gai xương gót chân. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phương pháp này nhé!

Gai xương gót chân là gì? Có nguy hiểm không?

Gai xương gót là hiện tượng canxi hóa điểm bám tận của gân cơ bám tận vào xương gót. Khi chụp phim X-quang vùng khớp cổ chân có thể thấy hình ảnh “gai xương” mọc ra mặt dưới gót chân. Gai xương gót về bản chất là quá trình tạo xương mới để chống lại những áp lực tác động vào cân cơ vùng gan chân, là một triệu chứng của viêm cân gan chân. Bệnh hay gặp ở người trung niên, liên quan tới vận động nhiều, hay khiêng vác nặng. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ như nhau.

Gai xương gót chân

Gai xương gót chân

Bình thường bàn chân chúng ta hơi lõm ở giữa, do vậy có cấu trúc như một mái vòm, được gia cố bởi các gân cơ và dây chằng khá vững chắc, dẻo dai. Ở phía dưới bàn chân và khối xương bàn chân là lớp cân gan chân. Đây chính là một lớp mô mềm đệm, có tác dụng như một lò xo giảm xóc cho bàn chân khi chúng ta đứng, đi lại, chạy nhảy. Tuy nhiên chiếc lò xo này cũng có thể bị hư hỏng nếu sức nặng của cơ thể đè nén vào vùng gân gan chân trong một thời gian dài. Những người béo phì, đứng nhiều, vận động nhiều, khiêng vác nặng sẽ làm gia tăng trọng tải lên bàn chân, đặc biệt làm căng cân cơ vùng gan chân dẫn đến phản ứng viêm quanh gân, thậm chí làm đứt gân cơ.

Để chống lại các chấn thương nhắc đi nhắc lại liên tục, cơ thể tự khắc phục giống như cách nó sửa chữa các vi gẫy xương, tức là bồi phụ một lớp canxi mới bao bọc quanh gân gan chân. Kết quả là hình thành xương nhỏ ở mặt dưới gót chân, gọi là gai xương gót. Tuy nhiên cần lưu ý không phải bất cứ gai xương gót nào cũng gây đau gót chân. Thực tế là nhiều người chụp X- quang có gai xương gót mà không một lần trong đời xuất hiện đau gót; hoặc nhiều người điều trị hết đau mà gai xương gót vẫn tồn tại. Ngược lại có những người đau ở gót chân mà không có gai xương.

Cách chữa gai xương gót chân không cần thuốc

Ngâm chân với giấm

Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, bạn đun nóng khoảng 2 lít giấm ăn với nhiệt độ không làm bỏng da. Hãy đổ hết số giấm đã đun nóng vào chậu to và cho chân vào ngâm ngay. Thời gian ngâm chân với giấm kéo dài từ 30-60 phút.

Ngâm chân với giấm

Ngâm chân với giấm

Nếu giấm nguội lúc ngâm chân chưa xong thì bạn nên đem đun lại và ngâm tiếp. Có thể dùng lại giấm đã ngâm cho ngày hôm sau để tiết kiệm.

Thông thường, với phương pháp ngâm chân với giấm khoảng 10 ngày mới bắt đầu đỡ đau. Do đó, bạn nên thực hiện liệu pháp này mỗi ngày, liên tiếp 1 tháng sẽ hết đau nhức do gai gót chân.

Lăn chân với gậy gỗ tròn hoặc trái banh nhỏ

Với cách này, bạn dùng chân trần, đặt lên gậy gỗ tròn hoặc một trái banh nhỏ rồi trượt đều từ trước ra sau và ngược lại (như hình 1). Lưu ý, bạn nên tăng lực nhấn lên dần, mỗi lần lăn vài trăm lượt, mỗi ngày thực hiện 2 lần.

Dùng đá lạnh massage gót chân và bàn chân

Để áp dụng phương pháp này đúng cách, bạn nên thực hiện như sau:

  • Cho cục đá đã làm lạnh trong một chiếc cốc vào khăn bông mềm 
  • Sau đó, bạn chườm đá nhẹ nhàng quanh vị trí gót chân bị gai xương theo đường tròn đồng tâm từ phải sang trái khoảng 3-5 phút 
  • Tiếp tục chườm đá 2 bên cạnh mắt cá chân. Mỗi bên 3-5 phút (như hình 4)

Day ấn huyệt trên gót chân và cả bàn chân

Để day ấn huyệt trên gót chân và toàn bộ bàn chân khi bị gai xương gót, bạn có thể áp dụng theo hướng dẫn:

  • Đưa bàn tay gần nhất với gót chân bị gai xương và nắm chặt lại, còn bàn tay còn lại nắm lấy các đầu ngón chân.
  • Bẻ cong toàn bộ ngón chân hướng lên trên trong khoảng 10 giây bạn sẽ cảm thấy lòng bàn chân được căng ra (như hình 5). Rồi thả lỏng chân.
  • Tiếp tục ấn mạnh vào vị trí gần gót chân bị gai xương (như hình 6) khoảng 10 lần, mỗi lần khoảng 10 giây rồi miết dọc từ gan bàn chân cho tới gót chân sẽ giúp bạn xoa dịu các cơn đau gót chân nhanh chóng.

Lưu ý, hãy thực hiện cách này trước khi đi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy mới đem lại hiêu quả cao.

Chữa gai xương gót chân bằng xương rồng

Dùng một nhánh xương rồng gai, cắt bỏ hết gai nhọn, dùng dao tách ra làm đôi. Với cách này, người bệnh chỉ làm vào buổi tối, trước khi ngủ, chân rửa sạch sau đó lấy miếng xương rồng đắp vào chỗ đau, dùng vải băng thật chặt, cố định khoảng 12 giờ thì tháo ra, làm liên tục như vậy trong 1 tuần.

Chữa gai xương gót chân bằng xương rồng

Chữa gai xương gót chân bằng xương rồng

Đấy chỉ là những cách chữa bệnh gai gót chân bằng đông y đơn giản, nhưng người bệnh cũng cần có những biện pháp phòng ngừa nhằm tránh bệnh gai gót chân lại tái phát.

 

Cách phòng ngừa gai xương gót chân

Với những người thường xuyên phải đi đứng vận động thì cần tránh mang giày dép không thích hợp, hạn chế mang giày cao gót khi đứng đứng nhiều.

Nên luyện tập các bài tập giúp tăng cường sức dẻo dai của cân gan chân như tập đứng nhón gót, nhảy dây, xoa bóp vùng gan chân.

Bệnh gai gót chân là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Vì thế, người bệnh nên đi khám ở các trung tâm chuyên khoa xương khớp để xác định đúng nguyên nhân của bệnh gai gót chân và từ đó có phương pháp chữa bệnh gai gót chân phù hợp. Chúc các bạn sức khỏe.

Xem thêm:

Giải mã về cách chữa đau lưng bằng ngải cứu

Bật mí cách chữa bệnh đau dạ dày tại nhà