Có rất nhiều cách chữa bệnh đau dạ dày. Bài viết này chúng tôi sẽ tiết lộ đến bạn cách chữa bệnh đau dạ dày tại nhà. Cùng tham khảo nhé!
Những điều cần biết về bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày là bệnh gì
Đau dạ dày là bệnh lý ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Khi dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ. Bệnh chủ yếu là do viêm loét dạ dày gây nên. Những người thường xuyên thức đêm, sử dụng rượu bia, ăn đồ cay nóng có nguy cơ dẫn đến đau dạ dày nhiều hơn.
Đau dạ dày có nhiều kiểu, triệu chứng đau dạ dày nhẹ cũng khác nhiều so với các dạng khác. Cụ thể, nắm rõ 5 triệu chứng sau để dễ nhận biết tình trạng, mức độ bệnh của mình.
Các triệu chứng của bệnh đau dạ dày
Bụng cồn cào hoặc đau rát:
Đây là cảm giác mà ở vùng bụng trên hay còn gọi là thượng vị bị nóng rát. Đặc biệt, khi ăn còn gây đau hơn hoặc bớt đau tùy thuộc vào vị trí viêm loét dạ dày, tá tràng.
Nôn, buồn nôn:
Đây là triệu chứng đau dạ dày nhẹ thường gặp ở đại đa số người bệnh. Khi thường xuyên buồn nôn hoặc nôn bạn cần lưu ý. Vì nôn làm thức ăn trào ngược từ dạ dày đẩy ra miệng, nguy cơ dẫn đến rách thực quản, tổn thương niêm mạc dẫn đến bệnh đau dạ dày.
Chán ăn, suy nhược cơ thể
Biểu hiện kém ăn, ăn không ngon là do chức năng hệ tiêu hóa không ổn định. Kèm theo dấu hiệu miếng đắng, mất cảm giác mùi vị dẫn đến chán ăn là một trong những triệu chứng đau dạ dày nhẹ điển hình. Tuy nhiên, không phải lúc nào chán ăn cũng là triệu chứng đau dạ dày, mà nó có thể là biểu hiện của bệnh lý khác như: gan, thận, tâm thần rối loạn…
Cảm giác đầy bụng
Đầy bụng trên sau khi ăn là cảm giác có thể biểu hiện bạn bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Nên theo dõi tình trạng cơ thể mình để phát hiện bệnh sớm, dễ chữa trị. Trong trường hợp để lâu, bệnh tình sẽ trở nên nghiêm trọng, gây ra những biến chứng khó lường.
Với 5 triệu chứng đau dạ dày nhẹ, người bệnh cần cẩn trọng với sức khỏe hệ tiêu hóa của mình. Chú trọng việc đi khám định kỳ, chứ không được coi thường bệnh, vì rất có thể các dấu hiệu sẽ nghiêm trọng, biến chứng bệnh trở nên nặng.
4 cách chữa bệnh đau dạ dày tại nhà
Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không
Mỗi khi bạn bị cơn đau dạ dày hành hạ, mỗi khi bạn bị đầy bụng, gặp triệu chứng ăn không tiêu, cách đơn giản và dễ dàng nhất để đánh bay những triệu chứng này đó là nhai vài lá trầu không hoặc uống nước lá trầu không. Hiệu quả sẽ khiến bạn bất ngờ.
Ở quê việc tìm lá trầu là rất dễ, bạn có thể xin hoặc mua. Mỗi ngày hãy lấy một nắm lá trầu không và rửa thật sạch sẽ, để ráo nước. Sau đó bạn dùng tay vò nát lá trầu rồi cho nước sôi vào và đậy nắp lại , đợi thời gian cho tinh dầu trong lá trầu không tiết ra và ngấm vào trong nước. Bạn hãy pha như pha trà mạn, đợi khoảng 15 – 20 phút rồi uống nước này. Mỗi ngày 1 ấm nước lá trầu không, uống sau bữa ăn khoảng 1 tiếng, tình trạng triệu chứng đau dạ dày dần dần sẽ giảm thiểu.
Để trị triệu chứng táo bón, bạn nên nhai lá trầu không và nuốt lấy nước khi bụng đói hoặc cũng có thể áp dụng cách pha nước lá trầu không như vừa hướng dẫn ở trên. Hiệu quả cũng sẽ rõ rệt.
Như vậy, chúng ta vừa dành thời gian tìm hiểu về công dụng của lá trầu cũng như cách chữa đau dạ dày bằng lá trầu không. Cách làm vô cùng đơn giản và dễ dàng, bất cứ ai cũng có thể tham khảo và áp dụng. Tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu, đau bụng sau bữa ăn, táo bón… sẽ chẳng còn là những nỗi lo nếu bạn áp dụng cách này đều đặn và thường xuyên.
Chữa đau dạ dày bằng chuối xanh
Theo kinh nghiệm dân gian, chuối xanh là vị thuốc chữa bệnh dạ dày hữu hiệu, đặc biệt là chuối hột (chuối chát). Chuối hột xanh vị chát, pha ngọt, tính mát, ngoài tác dụng chữa bệnh dạ dày còn có tác dụng bổ tỳ, nhuận trường, lợi tiểu, phá sỏi đường tiết niệu, tăng cường sức khỏe. Chuối xanh xắt lát trộn với rau sống ăn thường xuyên hằng ngày có tác dụng chữa bệnh dạ dày rất tốt.
Chữa đau dạ dày bằng gừng
Gừng có tính cay, vị ấm, đi vào các kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày), có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được dùng chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Từ ngày xưa gừng được coi là vị thuốc tự nhiên tốt, gừng chứa các thành phần kháng viêm, chống oxy hóa tốt. Dùng một lát gừng sẽ làm giảm cơn đau dạ dày.
Cách thực hiện như sau:
Cách 1: Thái vài lát gừng cho vào tách trà uống buổi sáng hoặc buổi tối, nếu cho vào tách trà xanh sẽ hạn chế được cơn đau dạ dày trong vòng 2-3 ngày.
Cách 2: Cho thêm một thìa nước cốt gừng tươi và một thìa nước chanh vào cốc nước lọc sau đó nguấy đều. Tiếp theo thêm một thìa mật ong vào hỗn hợp trên và uống đều đặn vào buổi sáng hàng ngày. Chữa bệnh đau dạ dày theo cách này vừa tốt cho sức khỏe, vừa làm dễ chịu cơn đau dạ dày, với những người bình thường có thể phòng tránh bệnh.
Chữa đau dạ dày bằng mật ong và nghệ
Từ lâu, chúng ta đã biết đến phương pháp chữa đau dạ dày điển hình này. Nghệ được xem là có công dụng chống loét dạ dày hiệu quả. Chế biến bạn cần lấy củ nghệ tươi đập dập chắt lấy nước, pha cùng với mật ong. Chia ra uống nhiều lần trong ngày, cơ chế chữa bệnh này đã được nhiều người tin dùng và thành công.
Chế độ dinh dưỡng cho người đau dạ dày
– Không nên ăn quá no vì ăn quá no sẽ làm dạ dầy phồng căng, sinh ra nhiều axit có hại dễ gây đau, nên nhai kỹ, nuốt chậm vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axit và bão hòa axit trong dạ dày.
– Các loại thức ăn nên dùng là: cơm nhão, cháo, bánh mỳ, bánh quy, cơm nếp, thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om, sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ… trong đó, uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa lại có chát kiềm, có tác dụng làm bão hòa axit trong dạ dày. Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét.
– Thực phẩm nên kiêng: các loại thực phẩm có độ axít cao; các loại quả chua (như chanh, cam, bưởi), cà muối, giấm, mẻ, tương ớt…; các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành…); các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, càphê, trà…); các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc… Ngoài ra cũng không nên ăn các loại hoa quả (chuối tiêu, đu đủ, táo…) và các loại thức ăn chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích…); không ăn sữa chua, không uống các loại nước ngọt có gas.
– Không nên ăn là những thức ăn có độ axit cao như các loại hoa quả chua, cà muối, dưa muối, giấm, mẻ, tương ớt…, các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dầy, các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày như rượu bia, ớt, tỏi, cà phê, trà…, các loại thức ăn tăng tiết axit như các loại xốt thịt, cá đậm đặc…, không nên ăn những thức ănthô ráp như các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, các loại thức ăn cay, là những loại thức ăn khó tiêu hóa, có thể kích thích bài tiết nhiều axit và làm hỏng niêm mạc dạ dầy, khó lành chỗ loét thậm chí càng loét thêm.
– Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất, tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, nấu, ninh, còn những thức ăn rán, chiên, muối, nộm không dễ tiêu hóa sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dầy.
– Những người còn phải giữ một tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá.
Với những chia sẻ về cách chữa bệnh đau dạ dày tại nhà trên đây hy vọng rằng sẽ hữu ích với những ai quan tâm. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi.
Xem thêm:
Cách chữa bệnh gai xương gót chân không cần thuốc
Giải mã về cách chữa đau lưng bằng ngải cứu