Bé yêu nhà bạn đã chuẩn bị bước vào thời kì ăn dặm nhưng bạn chưa chọn được thực phẩm nào ăn dặm tốt nhất cho con. Sau đây, cùng tìm hiểu 10 loại thực phẩm “vàng” dành cho trẻ ăn dặm nhé.
- ROBIILAC OptiPro Formula – Giải Pháp Dinh Dưỡng Hoàn Hảo Cho Trẻ Biếng Ăn, Chậm Tăng Cân Và Hấp Thu Kém
- TOP 7 cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ tốt nhất
- Thiếu máu não nên ăn gì? TOP 10+ thực phẩm tốt nhất
- TOP 10 thực phẩm cực tốt giúp phổi khỏe mạnh mỗi ngày
- Những thực phẩm giúp hạ sốt nhanh, hiệu quả tại nhà
1. Những loại ngũ cốc bổ sung sắt
Sắt là chất dinh dưỡng rất quan trọng với trẻ tập ăn dặm sau 6 tháng bú mẹ. Chất sắt giúp tái tạo các tế bào máu mới và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trẻ bị thiếu sắt sẽ gây ảnh hưởng đến thần kinh, chậm phát triển và không có khả năng tập trung. Đây là thực phẩm lý tưởng vì rất dễ tiêu hóa. Thời điểm tốt nhất để bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt cho trẻ là khi trẻ đang trong giai đoạn sáu tháng tuổi.
Thực đơn: Loại ngũ cốc cung cấp nhiều sắt nhất cho trẻ là gạo ngũ cốc và các sản phẩm từ lúa mạch, bao gồm cháo, bột yến mạch, lúa mì. Ban đầu, bạn nên cho trẻ làm quen với gạo ngũ cốc, bởi đây là sản phẩm ít gây dị ứng nhất, sau đó mới đến các sản phẩm ngũ cốc khác. Các loại ngũ cốc chế biến cho trẻ cần được đun sôi với nước. Để trẻ được hấp thụ chất sắt trong ngũ cốc tốt nhất , hãy thêm cả hoa quả nghiền, rau nghiền trong khẩu phần ăn của trẻ, nhất là những loại giàu vitamin C.
2. Thịt
Thịt cung cấp nhiều protein và sắt. Từ hơn 6 tháng trẻ có thể làm quen với những loại thực phẩm từ thịt: thịt lợn, bò, gà.
Thực đơn: Bắt đầu cho trẻ làm quen với thịt bằng cách nghiền, xay thịt mịn. Mẹ hãy chọn thịt tươi càng mềm mại càng tốt. Thịt có thể kết hợp được với trứng, khoai tây và đậu phụ…
3. Cá
Cá là nguồn protein và omega-3 phong phú. Omega3 có trong cá là dinh dưỡng cần thiết trong việc phát triển trí não, các dây thần kinh và thị lực. Những loại cá đủ dinh dưỡng và thích hợp với trẻ hơn cả là cá hồi, cá thu và cá ngừ. Các mẹ có thể cho bé làm quen với thịt cá từ tháng thứ 7 nhé.
Thực đơn: Cá cần được nấu chín và được thêm vào bữa ăn ngũ cốc của trẻ, trộn cùng với khoai tây nghiền và cháo yến mạch. Hãy nhớ là đừng thêm bất kỳ chút muối hay gia vị nào vào trong khẩu phần ăn của trẻ cho tới khi bé được 1 năm tuổi. (tham khảo thêm: Những loại thực phẩm không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn ) Sau khoảng thời gian này, thực phẩm cá mẹ có thể chế biến khác đi như nướng, rán để làm phong phú hơn khẩu vị của trẻ
4. Trứng
Trứng là thực phẩm dễ ăn và dễ hấp thụ ở trẻ. Trứng cung cấp vitamin A, vitamin B và sắt và chứa protein. Lòng đỏ trứng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như carotin, vitamin A, E, D, K. Các nghiên cứu cho biết chất Choline có trong trứng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ, trí nhớ và tốt cho tim mạch. Thế còn lượng Cholesterol trong lòng đỏ trứng thì sao? Thực tế, các bé lại cần Cholesterol cho sự trưởng thành bởi nó cũng là thành phần trong cấu trúc các tế bào ở cơ thể đặc biệt là các tế bào thần kinh.
Từ 9 tháng tuổi, trẻ có thể làm quen với những thực đơn dinh dưỡng bao gồm lòng đỏ trứng. Với lòng trắng trứng, bạn nên làm quen cho bé muộn hơn (trẻ trên 1 tuổi) bởi lòng trắng trứng có khả năng gây dị ứng cao cho trẻ.
Thực đơn: Trứng có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như rán, luộc, hấp. Với trẻ nhỏ mẹ nên nấu chín trứng chứ không nên cho trẻ ăn non hoặc trứng còn hơi sống.
5. Sữa
Sữa là sản phẩm quen thuộc cho bé từ khi lot lòng. Kể cả bé đã được làm quen với nhiều loại thực phẩm đa dạng, bạn vẫn nên tiếp tục cho bé uống sữa, bởi đây là nguồn canxi cần thiết cho trẻ trong 2 năm đầu tiên. Canxi giúp cho sự hình thành và phát triển xương và răng. Ngoài ra, canxi còn hỗ trợ cho việc đông máu, giảm nguy cơ bị teo cơ. Từ 12 tháng tuổi, trẻ nên uống thêm những loại sữa nhiều chất béo bởi lúc này trẻ cần thêm nhiều năng lượng để phát triển và tăng cường sức khỏe, sức đề kháng.
6. Phô mai
Giống như các sản phẩm sữa, phô mai giàu protein, canxi, phốtpho, vitamin D. Từ 6 tháng rưỡi đến chín tháng tuổi, trẻ có thể làm quen với những sản phẩm từ phô mai. Phô mai cần được cắt nhỏ, ăn trong các bữa phụ và trẻ có thể dùng tay để tự ăn phô mai
7. Sữa chua
Sữa chua giúp trẻ dễ tiêu, đặc biệt tốt cho trẻ không hấp thụ được lactose. Ngoài cung cấp canxi, protein, trong sữa chua còn có probiotic, một loại lợi khuẩn có lợi giúp tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.
Trẻ có thể tập ăn sữa chua từ tháng thứ 6. Tuy nhiên nếu trong quá trình sử dụng bé có hiện tượng như nổi mẩn trên da, đi ngoài thì bạn hãy tạm dùng sản phẩm này.
8. Rau xanh thẫm màu
Các loại rau xanh thẫm màu như rau chân vịt, súp lơ… là những ngoài cung cấp vitamin và khoáng chất phong phú như vitamin A, B, C, E, K, folate, can-xi, sắt, kẽm. Trong quá trình trẻ ăn dặm, những chất này đều quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhẻ, đặc biệt là các vùng não, xương, cơ. Chất oxi hóa được tìm thấy trong các loại rau xanh thẫm màu còn có tác dụng tăng cường miễn dịch. Nó cũng có nhiều chất xơ, giúp tiêu hóa tốt và không bị táo bón
Rau được làm chín bằng hơi nước giữ được nhiều vitamin hơn rau luộc. Để hạn chế mất vitamin, mẹ không nên thái rau quá nhỏ, chỉ cho vào nồi hấp hoặc luộc khi nước đã thực sự sôi và bốc hơi.
9. Quả chuối
Trẻ tập ăn dặm có thể làm quen với chuối từ 6 tháng tuổi. Trong chuối có nhiều vitamin B6, C, chất xơ, kali. Chuối ít chất béo và natri nên có lợi cho tim mạch. Tốt nhất nên ăn chuối khi quả chưa có nhiều vết thâm, rỗ
10. Đu đủ
Đu đủ giàu chất xơ, dễ tiêu hóa và ngừa táo bón, ngoài ra còn chứa rất nhiều vitamin C nữa.
Trên đây là 10 loại thực phẩm “vàng” dành cho trẻ ăn dặm. Bố mẹ hãy bổ sung các loại thực phẩm này vào thực đơn ăn dặm của con nhé.
Xem thêm: Cách làm súp gà, tôm và rau củ ngon miệng cho bé