Cỏ gấu là loài thực vật thuộc họ Cói, bản địa của châu Phi, Nam Âu, Trung Âu và Nam Á. Từ cyperus xuất phát từ tiếng Hy Lạp “κύπερος” (kuperos) và rotundus làtiếng Latin, đều có nghĩa là “tròn”.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CỎ GẤU
Củ gấu, cỏ cú, hương phụ, sa thảo, nhả khuôn mu (Thái), tùng gháy thật mía (Dao)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CỎ GẤU
Thân rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu. Đào thân rễ về, vun thành đống, đốt cho cháy hết rễ con, rửa sạch, phôi khô. Để nguyên hoặc chế với giấm, nước tiểu, nước muối và rượu (hương phụ tứ chế).
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CỎ GẤU
Thân rễ chứa tinh dầu với tỷ lệ 0,5-1,2% gồm cyperen, cyperol, ỏ-cyperon, vết cineol và L-ỏ-pinen. Tinh bột.
4. CÔNG DỤNG CỦA CỎ GẤU
Chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, đau dạ dày, nôn mửa, khó tiêu, ỉa chảy. Ngày 6-12g, dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hoặc rượu thuốc. Dùng riêng hoặc phối hợp với ích mẫu, ngải cứu.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CỎ GẤU
Tên khoa học của cỏ gấu là CYPERUS ROTUNDUS L. Smith thuộc họ CYPERACEA
6. MÔ TẢ CỦA CỎ GẤU
Cây sống lâu năm, cao 20-30cm. Thân rễ phình lên thành củ ngắn, thịt màu nâu đỏ, thơm. Lá nhỏ hẹp, dài, một gân, có bẹ. Hoa nhỏ, mọc thành hình tán màu nâu đỏ ở ngọn thân. Quả 3 cạnh, màu xám. Loại mọc ở ven biển (hải hương phụ) có chất lượng tốt hơn.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CỎ GẤU
Tháng 3-7.
8. PHÂN BỐ CỦA CỎ GẤU
Cây mọc hoang ở khắp nơi, tái sinh mạnh, rất khó trừ diệt.
Trên đây là một số thông tin về cỏ gấu, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cỏ gấu được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)