Rau má và công dụng của rau má

Rau má  là một loài cây một năm thân thảo trong phân họ Mackinlayoideae của họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc Australia, các đảo Thái Bình Dương, New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á. Nó được sử dụng như một loại rau cũng như trong y học Ayurveda và y học cổ truyền Trung Hoa. Tên khoa học đồng nghĩa là Hydrocotyle asiatica L., Trisanthus cochinchinensis Lour.

cach-tri-tham-do-mun1

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA RAU MÁ

Rau má còn có tên gọi khác là hắc chèn (Tày), tích tuyết thảo, liên tiền thảo

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA RAU MÁ

Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA RAU MÁ

Cả cây chứa tinh dầu, dầu béo gồm glycerid của các acid : oleic, linolic, linolenic, lignoceric, palmitic và stearic; alcaloid hydrocotylin; chất đắng vellarin; glucosid asiaticosid thuỷ phân cho acid asiatic và glucosa, rhamnosa; vitamin C.

4. CÔNG DỤNG CỦA RAU MÁ

Chữa sốt, sởi, nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ, ỉa chảy, táo bón, vàng da , đái dắt buốt, thống kinh, bạch đới, giãn tĩnh mạch, mụn nhọt. Ngày 30-40g cây tươi giã thêm nước uống hoặc sắc. Đắp ngoài chữa tổn thương do ngã, gãy xương, bong gân, ung nhọt.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA RAU MÁ

Rau má có tên khoa học là Centella asiatica thuộc họ SMILACAEAE

6. MÔ TẢ CỦA RAU MÁ

17_Sep_2014_040730_GMT1c

Cây cỏ. Thân mảnh mọc bò, bén rễ ở các mấu. Lá mọc so le hoặc tụ tập nhiều lá ở một mấu. Phiến lá hình thận hoặc gần tròn, mép khía tai bèo. Cụm hoa hình tán đơn mang 1-5 hoa nhỏ không cuống, màu trắng hoặc phớt đỏ. Quả dẹt.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA RAU MÁ

Tháng 4-6..

8. PHÂN BỐ CỦA RAU MÁ

Cây mọc hoang khắp nơi, ở chỗ ẩm mát

Trên đây là một số thông tin về rau má, thành phần hóa học cũng như tác dụng của rau má được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)