Bạch chỉ (danh pháp hai phần: Angelica dahurica) là một loài thực vật thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) phân bố nhiều ở Đông Siberi, đông bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản.
1. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY BẠCH CHỈ
Rễ củ. Thu hoạch vào mùa thu, tránh làm sây sát vỏ và gãy rễ. Không lấy rễ ở cây đã ra hoa kết hạt. Rửa sạch, cắt bỏ rễ con, xông diêm sinh 24 giờ, rồi phơi hay sấy khô.
2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY BẠCH CHỈ
Tinh dầu, nhựa 1%, angelicotoxin 0,43%, byak angelicin, acid angelic, phellandren, dẫn chất furocoumarin.
3. CÔNG DỤNG CỦA CÂY BẠCH CHỈ
Chữa cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi, đau răng, phong thấp, nhức xương, bạch đới. Thuốc cầm máu trong đại tiện ra máu, chảy máu cam. Ngày 4 – 12g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
4. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY BẠCH CHỈ
Bạch chỉ có tên khoa học là ANGELICA DAHURICA (Fisch. ex Hoffm.) Benth. et Hook. f thuộc họ APIACEAE
5. MÔ TẢ CỦA CÂY BẠCH CHỈ
Cây cỏ, cao 0,5 – 1m hay hơn, sống lâu năm, thân hình trụ, rỗng, không phân nhánh. Lá to, có cuống, phần dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2 – 3 lần lông chim, mép khía răng, có lông ở gân lá mặt trên. Cụm hoa tán kép, mọc ở ngọn; hoa nhỏ màu trắng. Quả bế, dẹt. Toàn cây có mùi thơm.
6. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY BẠCH CHỈ
Tháng 4 – 6.
7. PHÂN BỐ CỦA CÂY BẠCH CHỈ
Cây nhập nội, trồng ở cả miền núi và đồng bằng.
Trên đây là một số thông tin về cây bạch chỉ, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây bạch chỉ được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)