Khúc khắc là loài dây leo hay cây thân thảo trong thực vật có hoa, nhiều loài trong số đó là các cây thân gỗ hay có gai, thuộc họ Smilacaceae, có nguồn gốc trong các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm trên thế giới. Tên gọi phổ biến là khúc khắc. Tên gọi khoa học Smilax có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp vềKrokus/Crocus và nữ thần Smilax.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY KHÚC KHẮC
Dây kim cang, củ cun, kim cang mỡ, dây nâu
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY KHÚC KHẮC
Rễ củ. Thu hái vào mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY KHÚC KHẮC
Rễ củ chứa saponin, tanin, chất nhựa.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY KHÚC KHẮC
Chống viêm, chống dị ứng. Chữa thấp khớp, đau xương, đau lưng, đau khớp, mụn nhọt, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, ngộ độc thuỷ ngân. Ngày dùng 15-30g dạng thuốc sắc, cao nước hoặc thuốc bột, viên.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY KHÚC KHẮC
Tên khoa học của cây khúc khắc là HETEROSMILAX ERYTHRANTHA Baill thuộc họ SMILACAEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY KHÚC KHẮC
Cây leo, thân mềm, không gai. Lá hình trứng, gốc hơi hình tim, mọc so le, có cuống dài, mang tua cuốn. Cụm hoa hình tán, mọc ở kẽ lá, có cuống dài. Hoa màu hồng hoặc điểm chấm đỏ gồm hoa đực và hoa cái riêng biệt. Quả hình tròn, đường kính 8-10mm, khi chín màu đen, có 2-4 hạt hình trứng.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY KHÚC KHẮC
Tháng 5-10.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY KHÚC KHẮC
Cây mọc hoang ở miền núi và trung du.
Trên đây là một số thông tin vềcây khúc khắc, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây khúc khắc được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)