Chùm bao lớn thường phân bố rộng ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Nam Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở miền Trung và miền Nam, trong rừng rậm, thường ở gần các sông suối. Cũng thường được trồng làm cây bóng mát ở các đường phố và làm cảnh ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Vào mùa quả chín (8-10) lấy quả về đập lấy hạt phơi khô. Khi dùng đập bỏ vỏ cứng lấy nhân; uống trong thì ép bỏ dầu; dùng ngoài để nguyên không cần ép. Nếu dùng dầu thì ép hạt lấy dầu hoặc chiết dầu bằng dung môi.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CHÙM BAO LỚN
Đại phong tử, lọ nồi
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CHÙM BAO LỚN
Hạt. Thu hái khi quả chín già. Tách hạt, ép lấy dầu.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CHÙM BAO LỚN
Nhân hạt chứa lipid 40 – 55%, 1 glucosid thủy phân cho glucosa và acid cyanhydric; dầu màu vàng nâu gồm glycerid của các acid: chaulmoogric, hydnocarpic, gorlic.
4. CÔNG DỤNG CỦA CHÙM BAO LỚN
Nhân hạt chùm bao lớn chữa mũi đỏ, phong, ghẻ lở, giang mai và một số bệnh ngoài da khác. Chủ yếu dùng bôi ngoài dạng thuốc dầu, thuốc mỡ. Có khi dùng uống dầu nhũ hoá dưới dạng giọt, nhưng thuốc rất độc, cần hết sức thận trọng khi sử dụng
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CHÙM BAO LỚN
Chùm bao lớn có tên khoa học là HYDNOCARPUS ANTHELMINTICA Pierre thuộc họ FLACOURTIACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CHÙM BAO LỚN
Cây to, cao 8-10m hay hơn. Cành mốc trắng. Lá mọc so le. Lá non mềm, mỏng, màu hồng. Lá già dai, màu lục bóng. Mép lá nguyên. Hoa màu hồng, đơn tính cùng gốc hoặc tạp tính, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả hình cầu, to bằng nắm tay chứa nhiều hạt có cạnh, xếp sít nhau.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CHÙM BAO LỚN
Hoa: Tháng 4- 6; Quả: Tháng 7- 11.
8. PHÂN BỐ CỦA CHÙM BAO LỚN
Cây mọc hoang và được trồng để lấy bóng mát.
Trên đây là một số thông tin vềcây chùm bao lớn, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây chùm bao lớn được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)