Cây cát sâm mọc rải rác khắp các tỉnh vùng núi thấp và trung du, chủ yếu từ Hà Tĩnh trở ra. Nghệ An (Kỳ Sơn, Anh Sơn), Thanh Hoá (Cẩm Thuỷ, Bá Thước), Ninh Bình (Đồng Giao, Nho Quan), Hà Nam, Hoà Bình, Sơn La, Yên Bái, Lao Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Nguyên. Thế giới: Lào, Trung Quốc….
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY CÁT SÂM
Sâm nam, sâm trâu, sâm chèo mèo, hay chỏn (Tày)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY CÁT SÂM
Rễ củ. Vào mùa đông xuân, đào rễ củ ở cây đã được 1 năm, rửa sạch. Củ nhỏ để nguyên, củ to bổ dọc phơi hay sấy khô. Khi dùng thái mỏng, để sống hoặc tẩm nước gừng hoặc nước mật, sao vàng.
3. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CÁT SÂM
Chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, ho nhiều đờm (tẩm gừng sao vàng ), nhức đầu, ho khan, khát nước, sốt về chiều, bí tiểu tiện (tẩm mật sao). Ngày 15- 30g có thể tới 40g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
4. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY CÁT SÂM
Tên khoa học của cây cát sâm là MILLETTIA SPECIOSA Champ thuộc họ FABACEAE
5. MÔ TẢ CỦA CÂY CÁT SÂM
Dây leo thân gỗ, dài tới 5- 6m. Rễ củ nạc. Cành non phủ lông mềm màu trắng. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le; lá non có nhiều lông. Hoa màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc thành từng chùm kép ở đầu cành hay kẽ lá. Quả đậu dẹt, có lông mềm. Hạt: 2- 5, hình gần vuông.
6.MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY CÁT SÂM
Hoa: Tháng 6- 8; Quả: Tháng 9- 12.
7. PHÂN BỐ CỦA CÂY CÁT SÂM
Cây mọc hoang ở ven rừng, đồi cây bụi.
Trên đây là một số thông tin về cây cát sâm, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây cát sâm được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)