Cây rau sam và công dụng chữa bệnh của cây rau sam

Rau sam là một loài cây sống một năm, thân mọng nước trong họ Rau sam(Portulacaceae), có thể cao tới 40 cm. Nó có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Đông, nhưng đã thích nghi với điều kiện môi trường ở các khu vực khác và có thể bị coi là một loài cỏ dại. Nó có thân bò sát mặt đất màu hơi hồng/đỏ, trơn nhẵn với các lá mọc đối thành cụm tại các đốt hay đầu ngọn. Các hoa màu vàng có 5 phần như thông thường và đường kính tới 0,6 cm. Các hoa bắt đầu xuất hiện vào cuối mùa xuân và kéo dài cho tới giữa mùa thu.

rau-sam

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY RAU SAM

Mã xỉ hiện, phjắc bỉa, slổm ca (Tày)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY RAU SAM

Cả cây, trừ rễ. Thu hái vào mùa hạ, thu. Dùng tươi.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY RAU SAM

Cả cây chứa caroten, các vitamin C, B1, B2, PP, các muối vô cơ: Ca, Mg, Na, K, các acid hữu cơ: nicotinic, oxalic. Ngoài ra còn có noradrenalin và biflavonoid liquiritin.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY RAU SAM

Sát trùng, tiêu viêm, trị giun. Chữa lỵ trực khuẩn, bí tiểu tiện: 250g cây tươi sắc uống. Phối hợp với cây cỏ sữa lá nhỏ, mỗi thứ 100g. Trị giun kim, giun đũa: 100g cây tươi giã, thêm nước vắt, uống buổi sáng trong 3-5 ngày. Chữa đau vú, mụn nhọt, chốc đầu: Lá giã đắp.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY RAU SAM

Cây rau sam có tên khoa học là PORTULACA OLERACEA L thuộc họ PORTULACACEAE

18_Sep_2014_072852_GMTp20

6. MÔ TẢ CỦA CÂY RAU SAM

Cây cỏ, sống hàng năm, mọc bò. Thân mập, mọng nước, màu đỏ tím nhạt. Lá dày, bóng, gốc thuôn, đầu lá bẹt, gân lá mờ. Hoa màu vàng mọc tụ tập ở ngọn thân. Quả nang, hình cầu hoặc hình trứng mở bằng một nắp, chứa nhiều hạt nhỏ màu đen bóng.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY RAU SAM

Tháng 6-8.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY RAU SAM

Cây mọc hoang ở chỗ ẩm mát.

Trên đây là một số thông tin về cây rau sam, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây rau sam được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)