Cây hoàng nàn là cây mọc hoang ở những núi có đất đá vôi, có nhiều ở tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phú Lạng Sơn, Hòa Bình, Nghệ An, Thanh Hóa.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY HOÀNG NÀN
Mã tiền lá quế, vỏ doãn
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY HOÀNG NÀN
Vỏ thân và vỏ cành. Thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY HOÀNG NÀN
Vỏ thân chứa alcaloid toàn phần 5,23%, strychnin 2,37- 2,43%, brucin 2,8%.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY HOÀNG NÀN
Chữa thấp khớp, đau nhức xương, chân tay co quắp tê cứng, đau lưng, đau hông, đau bụng, ỉa chảy. Còn làm cường dương. Uống tối đa 1 lần: 0,10g; 24 giờ: 0,40g dạng bột. Dùng ngoài chữa ghẻ, hủi và một số bệnh ngoài da khó chữa. Thuốc độc, không có kinh nghiệm không dùng.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY HOÀNG NÀN
Cây hoàng nàn có tên khoa học là STRYCHNOS WALLICHIANA Steud. ex DC thuộc họ LOGANIACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY HOÀNG NÀN
Dây leo, thân gỗ, có móc hoặc tua cuốn đơn hay kép. Lá mọc đối, có 3 gân. Cụm hoa hình chùy dạng ngù, mọc ở đầu những cành nhỏ. Hoa màu vàng nhạt. Quả thịt hình cầu, đường kính 4- 7cm, có nhiều hạt dẹt. Hạt có lông mượt màu vàng ánh bạc. Tránh nhầm lẫn với nhiều loài Strychnoskhác cũng dạng dây leo.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY HOÀNG NÀN
Hoa: Tháng 6-8; Quả: Tháng 9-11.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY HOÀNG NÀN
Cây mọc hoang ở miền núi.
Trên đây là một số thông tin về cây hoàng nàn, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây hoàng nàn được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)