Bệnh ebola có chữa được không và cách phòng ngừa dịch bệnh ebola

Ebola được biết đến là bệnh sốt xuất huyết do virut ebola gây ra. Căn bệnh này gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là khi bệnh biến chứng. Vậy bệnh ebola có chữa được không và cách phòng ngừa dịch bệnh ebola.

Bệnh ebola nguy hiểm thế nào?

Các triệu chứng ban đầu bao gồm hiện tượng sốt đột ngột, cơ thể suy yếu trầm trọng, đau cơ và đau cổ họng. Sau đó, khi bệnh tiến triển, các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy và trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ xuất huyết trong và ngoài cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện phát ban. Ban đầu, ban nhú đỏ sẫm màu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban rát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh.

Bệnh ebola là căn bệnh cực kì nguy hiểm

Bệnh ebola là căn bệnh cực kì nguy hiểm

Bên cạnh đó, xuất huyết cũng là một trong những triệu chứng của bệnh Ebola, trong đó có đi ngoài phân đen, chảy máu nơi tiêm truyền, ho máu, chảy máu chân răng, đái máu và chảy máu âm đạo. Thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 21 ngày.

Virus Ebola lây nhiễm sang người như thế nào?

Virus Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm. Tại châu Phi, vi rút lây truyền khi người lành tiếp xúc với các động vật như tinh tinh, gôrila, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím ốm, chết hoặc các động vật trong rừng nhiệt đới.

Virus Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm vi rút (quẩn áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng).

Phác đồ điều trị bệnh ebola

Phác đồ điều trị eboba dựa trên triệu chứng của bệnh để đưa ra cách xử trí phù hợp nhất. Theo đó, tùy vào từng trường hợp mà người bệnh có thể sử dụng các phác đồ khác nhau:

– Sốt > 38oC:  Hạ nhiệt bằng Paracetamol: 10-15mg/kg cân nặng mỗi 4-6 giờ, không quá 60mg/kg cân nặng/ngày.- Tránh dùng các NSAIDs (Diclofenac, Ibupropen,…) hoặc thuốc nhóm Salicylate vì làm nặng rối loạn đông máu.

– Đau: Giảm đau bằng Paracetamol (nếu mức độ nhẹ) hoặc Morphin (nếu mức độ trung bình hoặc nặng).- Tránh dùng các NSAIDs (Diclofenac, Ibupropen,…) hoặc thuốc nhóm Salicylate vì làm nặng rối loạn đông máu.

– Tiêu chảy, nôn, có dấu hiệu mất nước: Cho uống Oresol ngay cả khi không có dấu hiệu mất nước. Theo dõi sát các dấu hiệu mất nước và bù dịch tương ứng theo phác đồ. Buồn nôn và nôn rất thường gặp. Các thuốc chống nôn có thể làm giảm triệu chứng và giúp bệnh nhân uống được Oresol. Đối với người lớn: Chlorpromazine 25-50mg, tiêm bắp 4 lần/ngày hoặc Metoclopramide 10mg, tiêm tĩnh mạch/uống 3 lần/ngày đến khi bệnh nhân hết nôn. Đối với trẻ em trên 2 tuổi: dùng Promethazine, chú ý theo dõi các dấu hiệu ngoại tháp.

Ebola có thể chữa trị được bằng phác đồ điều trị khoa học

Ebola có thể chữa trị được bằng phác đồ điều trị khoa học

– Co giật:  Dùng Diazepam để cắt cơn giật, người lớn: 20mg, trẻ em: 0,1-0,3mg/kg, tiêm tĩnh mạch chậm. Sau đó khống chế cơn giật bằng Phenobacbital, người lớn: 10mg/kg, trẻ em: 10-15mg/kg, truyền tĩnh mạch chậm trong 15 phút.

– Dấu hiệu của chảy máu cấp/tái nhợt mức độ trung bình đến nặng/các dấu hiệu cấp cứu của sốc giảm khối lượng tuần hoàn: Truyền máu và các chế phẩm của máu.

– Sốc, suy đa tạng (nếu có): Đảm bảo khối lượng tuần hoàn, cân bằng dịch, duy trì huyết áp, lợi tiểu.- Lọc máu, hỗ trợ ECMO khi có chỉ định.

3. Lưu ý với một số nhóm bệnh nhân

– Phụ nữ mang thai: có nguy cơ sảy thai/đẻ non, chảy máu sau sinh rất cao. Việc chỉ định dùng oxytocin và các can thiệp sau sinh cần tuân thủ đúng các hướng dẫn nhằm giúp bệnh nhân cầm máu.

– Phụ nữ cho con bú: vi rút Ebola có thể truyền qua sữa mẹ. Khi nghi ngờ mẹ bị nhiễm bệnh, mẹ và trẻ cần được nhập viện và cách ly cho đến khi loại trừ nhiễm bệnh. Mẹ nên ngừng cho con bú.

Cách phòng ngừa dịch bệnh Ebola

Do virus Ebola lây truyền từ người sang người, các biện pháp sau đây có thể được thực hiện để phòng chống lây nhiễm và hạn chế hay cắt đường lây truyền bệnh.

– Hiểu rõ đặc điểm của bệnh, đường lây truyền, biện pháp phòng chống dịch bệnh.

– Theo dõi và tuân thủ các hướng dẫn do Bộ Y tế ban hành

– Nếu bạn nghi ngờ một ai đó nhiễm virus Ebola, cần động viên và giúp đỡ họ đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

– Nếu bạn có ý định chăm sóc bệnh nhân mắc virus Ebola tại nhà, cần thông báo cho cán bộ y tế để được cung cấp găng tay, phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) và được hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân, cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị lây nhiễm và cách tiêu hủy PPE sau khi sử dụng.

– Khi thăm bệnh nhân trong bệnh viện hay chăm sóc bệnh nhân tại nhà, cần rửa tay với xà phòng  hoặc chất sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh, hay tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc sờ vào các vật dụng  của người bệnh.

Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm virus Ebola (ví dụ như: dơi ăn quả, khỉ, hay vượn) tại khu vực có rừng nhiệt đới. Không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh.  Thịt và tiết canh của động vật nên được nấu chin kỹ trước khi ăn.

Xem thêm:

Bật mí cách chữa bệnh bạch biến hiệu quả nhất hiện nay

Đâu mới là cách chữa bệnh viêm amidan cho trẻ hiệu quả nhất?