Tầng sinh môn là phần mô giữa âm đạo và hậu môn. Thủ thuật rạch tầng sinh môn sẽ được thực hiện khi thia nhi quá to hoặc cổ tử cung của người mẹ chưa mở hết cỡ. Thông thường, từ 2-4 tuần vết khâu tầng sinh môn sẽ liền da và các bà mẹ không cảm thấy đau. chỉ khâu tầng sinh môn cũng sẽ tự tiêu sau 2- 12 tuần sau sinh. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo ngay bài Cách chăm sóc, vệ sinh tầng sinh môn sau khi sinh.
Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách sẽ giúp mẹ nhanh hồi phục, tránh nguy cơ nhiễm trùng
– Trong 3 ngày đầu, mẹ dùng dung dịch Povidine thấm ướt bông gòn, bôi nhẹ lên vết thương mỗi ngày một lần. Băng vệ sinh nên thay tối đa 6h/lần và mẹ nên kiểm tra thường xuyên xem sản dịch có ra nhiều không, có màu gì và có mùi hôi hay không?
– Tuyệt đối không tự ý dùng các dung dịch, kem giảm đau theo lời mách của người khác mà không có sự tư vấn của bác sỹ.
– Mỗi lần đi vệ sinh, mẹ nhớ dùng nước ấm (có thể dùng vòi sen) xối nhẹ lên vết thương từ trên xuống. Sau đó, dùng khăn bông mềm chậm nhẹ lại cho khô vết thương.
Trong những ngày đầu sau sinh, nếu mẹ cảm thấy đau buốt khi đi vệ sinh, hãy dùng vòi hoa sen xối lên vùng kín khi đi tiểu. Cách này sẽ giúp hạn chế nước tiểu bắn vào vết khâu.
– Cố gắng đi lại nhẹ nhàng, từng bước nhỏ để giúp đẩy máu tụ trong tử cung ra ngoài. Ngoài ra việc này cũng giúp giảm sưng và mau lành vết khâu
– Tích cực ăn rau xanh để giúp tránh táo bón. Vì việc mẹ bị táo bón rất dễ khiến vết khâu bị rách, bục chỉ khi chưa lành.
– Dùng đồ lót bông mềm, giặt sạch và phơi khô dưới ánh nắng trực tiếp để tránh bị nhiễm khuẩn. Hoặc nếu có điều kiện, mẹ có thể mua quần chip dùng một lần để sử dụng cho an toàn
– Kiểm tra vết khâu thường xuyên. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường (sưng đỏ, bị siết chặt, có dịch tiết ra,..), mẹ cần đi kiểm tra ngay lập tức, tránh trường hợp nhiễm trùng vết thương.
– Kiêng quan hệ với chồng trong vòng từ 4 – 6 tuần để vết khâu tầng sinh môn lành lặn hẳn.