Cách chữa đau thần kinh liên sườn bằng Đông y

Đau dây thần kinh liên sườn gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và công việc của người mắc phải. Sau đây, cùng tìm hiểu cách chữa đau thần kinh liên sườn bằng Đông y nhé.

Đau thần kinh liên sườn – bệnh không thể coi thường

Đau thần kinh liên sườn xuất hiện do các bệnh lý ở cột sống, tủy sống hay một số bệnh toàn thân khác như đái tháo đường, nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc tổn thương tại dây thần kinh liên sườn. Nhiều trường hợp đau do zona liên sườn (virut tấn công vào dây thần kinh).

Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn thường có dấu hiệu đau ngực, đau mạng sườn, những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. Bệnh nhân thường chỉ đau ở một bên, trái hoặc phải, đau từ trước ngực và lan theo mạng sườn ra phía sau ở cạnh cột sống.

Bệnh đau thần kinh liên sườn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như nhiễm độc lao, sút cân hoặc biến dạng cột sống.

Điều trị đau thần kinh liên sườn bằng phương pháp Đông y

Điều trị đau thần kinh liên sườn có thể sử dụng một số thuốc giảm đau như paracetamol, diclofenac… Các loại thuốc này có ưu điểm là rẻ tiền, dễ mua nhưng hiệu quả kém, có hại cho gan và có thể gây viêm loét đường tiêu hóa. Một số thuốc chống co giật thuộc thuộc nhóm gabapentin (Neurontin, Gabahasan) có tác dụng tốt trong việc giảm đau đối với các trường hợp có tổn thương rễ và dây thần kinh. Tuy vậy các loại thuốc này tác động tới dây thần kinh trung ương nên sẽ khiến người bệnh cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, choáng váng.

Xu hướng hiện nay, các bài thuốc Đông y từ thảo dược có tác dụng khá tốt đối với việc điều trị đau thần kinh liên sườn mà hoàn toàn không gây nên tác dụng phụ.

– Bài thuốc 1: Đan bì 10g, chi tử 10g, sài hồ 12g, bạch thược 12g, uất kim 10g, hương phụ 12g, cam thảo 10g, đại hoàng 6g, trinh nữ 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

– Bài thuốc 2: Hồng hoa 6g, tô mộc 20g, chỉ xác 10g, đương quy 12g, ngân hoa 12g, xương bồ 12g, nam tục đoạn 20g, kinh giới 12g, rau má 20g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

– Bài thuốc 3 (thuốc chườm): Lá ngải cứu sao với đồng tiện, dùng miếng vải gói lại, chườm vào chỗ đau, thuốc nguội thì sao lại và chườm tiếp.

– Bài thuốc 4: Phòng phong 10g, kinh giới 12g, tang kí sinh 16g, phòng sâm 12g, hoàng kì 12g, nam tục đoạn 16g, ngải diệp 16g, trinh nữ 16g, thiên niên kiện 10g, ngũ gia bì 12g, quế 8g, tế tân 8g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

– Bài thuốc 5: Xuyên khung (10g), Đương quy (10g), Thục địa (30g), Bạch thược (10g), Đẳng sâm (10g), Thượng truật (10g), Thục linh (10g), Cam thảo (6g), Cốt toái bổ (10g), Cẩm tích (10g)… Bài thuốc sắc làm 2 lần để uống. Lần 1, đổ 4 chén nước đun còn 9 phần. Lần 2 đổ 3 chén nước đun lại còn 7 phần.

Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau dây thần kinh tọa

Nguồn: tebuonchantay.net