Cây cà gai leo và công dụng của cây cà gai leo

Cà gai leo  là loài thực vật thuộc họ Solanaceae. Loài này phân bố ở các tỉnh miền Bắc cho đến Huế tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam). Loài này được xem là cây thuốc nam có tác dụng giải độc gan tốt nhất hiện nay.

ca_gai_leo_max_green_2

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY CÀ GAI LEO

Cà quạnh, cà gai dây, cà quýnh , cà vạnh, chẻ nan (Tày), b’rongoon (Ba Na)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY CÀ GAI LEO

Cả cây. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Thân cành cắt ngắn từng đoạn 2cm. Phơi khô hay sao vàng.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CÀ GAI LEO

Toàn cây, nhất là rễ, chứa saponin steroid. Khi thủy phân cho diosgenin, solasodinon, solasodin, flavonoid.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CÀ GAI LEO

Tác dụng chống viêm, chống dị ứng và chống xơ hóa. Dùng chữa cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn. Ngày 16- 20g rễ hoặc 30- 40g thân lá dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc viên. Cao lỏng dùng ngậm chữa viêm lợi, viêm quanh răng.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY CÀ GAI LEO

Cây cà gai leo có tên khoa học là SOLANUM HAINANENSE Hance thuộc họ SOLANACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY CÀ GAI LEO

s2

Cây bụi, nhiều gai, mọc dựa hay bò. Lá mọc so le, xẻ thùy không đều, mặt trên có gai, mặt dưới phủ lông mềm hình sao. Cụm hoa hình xim, ở kẽ lá, gồm 2-5 hoa màu tím nhạt. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ. Hạt hình thân dẹt, màu vàng. Tránh nhầm với loài Solanum thorelli Bonat.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY CÀ GAI LEO

Hoa: Tháng 4 – 6; Quả: Tháng 7 – 9.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY CÀ GAI LEO

Cây mọc hoang ở ven làng, bãi hoang.

Trên đây là một số thông tin về cây cà gai leo, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây cà gai leo được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)