Cây táo ta và công dụng chữa bệnh của cây táo ta

Táo ta  là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới. Tại Trung Quốc, nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ hay táo Điền (táo Vân Nam), táo gai Vân Nam. Cây có thể lớn rất nhanh thậm chí trong các khu vực khô và cao tới 12 mét và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở châu Á (chủ yếu là Ấn Độ) mặc dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi.

abn

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY TÁO TA

Mác tảo (Tày), táo chua

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY TÁO TA

Nhân hạt, gọi là táo nhân. Hạt thu hái ở những quả chín. Đập vỡ vỏ lấy nhân. Khi dùng, để sống hoặc sao đen. Còn dùng lá.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY TÁO TA

Quả chứa vitamin C, acid betulinic và betulin. Nhân hạt có saponin và phytosterol. Lá chứa rutin và quercetin.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY TÁO TA

Tác dụng an thần. Nhân hạt chữa hồi hợp, mất ngủ, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ, miệng khô, ra nhiều mồ hôi: Ngày 1- 2g (nhân sao đen 6- 12g) dạng thuốc bột, viên hoặc sắc. Lá chữa ho, hen, ngày 20- 40g lá sao vàng, dạng sắc. Lá đắp ngoài chữa mụn nhọt, lở ngứa.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY TÁO TA

Cây táo ta có tên khoa học là ZIZYPHUS MAURITIANA Lam thuộc họ RHAMNACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY TÁO TA

z4

Cây gỗ nhỡ, cao 5- 10m, phân cành nhiều. Cành có gai, non có nhiều lông mịn, sau nhẵn, màu nâu đen. Lá mọc so le, hình trứng hay gần tròn, mép hơi khía răng, 3 gân rõ, mặt dưới có nhiều lông màu trắng bạc. Hoa nhỏ màu vàng lục, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả hạch hình cầu, khi chín màu vàng nhạt. Hạt màu xám bạc.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY TÁO TA

Tháng 6 – 10.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY TÁO TA

Cây được trồng ở khắp nơi.

Trên đây là một số thông tin về cây táo ta, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây táo ta được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)