Sắn dây và công dụng chữa bệnh của sắn dây

Sắn dây là một loài dây leo nhiệt đới mọc nhiều nơi trên trái đất. Nó còn gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, củ sắn dây, bạch cát, bẳn mắm kéo (cách gọi của người Thái), và khau cát (cách gọi của người Tày)

cay-san-day

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA SẮN DÂY

Bạch cát, bẳn mắm kéo (Thái), khau cát (Tày)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA SẮN DÂY

Rễ củ. Thu hoạch vào mùa đông, xuân. Thái lát, xông diêm sinh. Phơi hoặc sấy khô. Có thể mài lấy bột để dùng.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA SẮN DÂY

Rễ củ chứa isoflavon: puerarin, daidzin, daidzein, tinh bột. Lá có các acid amin: asparagin, adenin.

4. CÔNG DỤNG CỦA SẮN DÂY

Chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt. Ngày 10-15g rễ sắc uống hoặc 5-10g bột sắn dây pha nước uống với đường.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA SẮN DÂY

Sắn dây có tên khoa học là PUERARIA THOMSONII Benth thuộc họ FABACEAE

6. MÔ TẢ CỦA SẮN DÂY

24

Dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10m. Rễ củ dài, to, màu lục vàng nhạt. Lá kép, mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thuỳ. Cụm hoa hình chùm mọc ở kẽ lá gồm nhiều hoa màu xanh tím, thơm. Quả giáp dẹt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA SẮN DÂY

Hoa: Tháng 9-10. Quả: Tháng 11-12.

8. PHÂN BỐ CỦA SẮN DÂY

Cây được trồng ở khắp nơi.

Trên đây là một số thông tin về sắn dây, thành phần hóa học cũng như tác dụng của sắn dây được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)