Cây huyền sâm là loài cây mới di thực vào nước ta. Nay phát triển ở nhiều nơi. Trước kia nhập của Trung Quốc. Năm 1936, hai tác giả Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao có chế cao lỏng huyền sâm (rượu) rồi nghiên cứu tác dụng trên tim, huyết quản, huyết áp, hô hấp, huyết đường và giảm sốt đối với động vật.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY HUYỀN SÂM
Hắc sâm, nguyên sâm
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY HUYỀN SÂM
Rễ. Thu hoạch vào mùa thu. Rửa sạch, ủ 5-10 ngày đến khi ruột có màu đen.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY HUYỀN SÂM
Rễ chứa scrophularin, asparagin, phytosterol, tinh dầu, acid béo và đường.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY HUYỀN SÂM
Thuốc giải nhiệt, tiêu viêm, kháng khuẩn, dùng khi sốt nóng về chiều, phát ban, miệng lưỡi khô khát, táo bón, mẩn ngứa, mụn nhọt, viêm họng, lở miệng, viêm amidan. Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc hoặc viên.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY HUYỀN SÂM
Cây huyền sâm có tên khoa học là Scrophularia ningpoensisthuộc họ SCROPHULARIACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY HUYỀN SÂM
Cây cao 1,5-2m. Thân vuông, màu lục, có rãnh dọc. Lá mọc đối, đầu nhọn, mép khía răng. Hoa màu vàng nâu mọc thành chùm ngắn ở ngọn thân và kẽ lá đầu cành. Quả và hạt màu đen.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY HUYỀN SÂMC
Tháng 6 – 10.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY HUYỀN SÂM
Cây nhập trồng, phát triển tốt ở đồng bằng, trung du và miền núi cao.
Trên đây là một số thông tin về huyền sâm, thành phần hóa học cũng như tác dụng của huyền sâm được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)