Cây nhọ nồi và công dụng của cây nhọ nồi

Cây cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chống lại tác dụng của discumarin, chống chảy máu tử cung trên động vật thí nghiệm. Ngoài ra, cỏ nhọ nồi không gây tăng huyết áp, không làm giãn mạch, không độc….

conhonoi

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY NHỌ NỒI

E_1NHỌ NỒI, cỏ mực, hạn liên thảo, nhả cha chát (Thái), phong trường, mạy mỏ lắc nà (Tày)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY NHỌ NỒI

Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi, sấy khô. Khi dùng để nguyên hoặc sao đen.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY NHỌ NỒI

Cả cây chứa alcaloid: ecliptin, nicotin và coumarin lacton là wedelolacton.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY NHỌ NỒI

Chữa chảy máu bên trong và bên ngoài, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ, đại tiểu tiện ra máu, nôn và ho ra máu, chảy máu dưới da. Còn chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng, nấm da, tưa lưỡi. Ngày 12-20g cây khô sắc hoặc 30-50g cây tươi ép nước uống.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY NHỌ NỒI

Tên khoa học của cây nhọ nồi là ECLIPTA ALBA (L.) Hassk thuộc họ ASTERACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY NHỌ NỒI

18_Sep_2014_022714_GMTE1

Cây cỏ, mọc đứng hay mọc bò, cao 30-40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ. Hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa.Quả bế, có 3 cạnh, hơi dẹt.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY NHỌ NỒI

Tháng 2-5.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY NHỌ NỒI

Cây mọc hoang khắp nơi, ở chỗ ẩm mát.

Trên đây là một số thông tin vềcây nhọ nồi , thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây nhọ nồi  được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)