Cây tam thất hoang và công dụng của cây tam thất hoang

Tam thất hoang là loại cây thuộc dòng họ nhà Tam thất và thường mọc hoang ở các núi cao, cao trên 1.000m như Sapa (Lào Cai), Hà Giang.

tam-that-bac2

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA TAM THẤT HOANG

Vũ diệp tam thất, tam thất lá xẻ

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA TAM THẤT HOANG

Rễ củ. Thu hoạch ở những cây lâu năm.Phơi hoặc sấy khô.

3. CÔNG DỤNG CỦA TAM THẤT HOANG

Thuốc có tác dụng bổ, chữa thiếu máu, xanh xao, gầy yếu nhất là đối với những phụ nữ sau khi đẻ. Còn có tác dụng kích thích sinh dục và được dùng trong điều trị vô sinh. Ngày 5- 6g dạng thuốc bột hoặc rượu thuốc.

4. TÊN KHOA HỌC CỦA TAM THẤT HOANG

Tam thất hoang có tên khoa học là PANAX BIPINNATIFIDUS Seem thuộc họ ARALIACEAE

5. MÔ TẢ CỦA TAM THẤT HOANG

18_Sep_2014_045417_GMTp2

Cây cỏ, sống nhiều năm. Rễ củ dài có nhiều đốt và những vết sẹo do thân rụng hàng năm để lại. Thân mọc thẳng, cao 30- 50cm, thường lụi vào mùa khô. Lá kép chân vịt, gồm 2- 3 cái mọc vòng. Lá chét, 5- 7 cái dài, xẻ thuỳ không đều, mép có răng cưa, có lông. Hoa màu trắng lục, mọc thành tán đơn ở ngọn thân. Quả mọng, khi chín màu đỏ, chứa 1- 2 hạt. Các loài Panax vietnamese Grusch. et Ha và Panax sp. cũng được dùng.

6. MÙA HOA QUẢ CỦA TAM THẤT HOANG

Tháng 7-9.

7. PHÂN BỐ CỦA TAM THẤT HOANG

Cây mọc hoang ở vùng núi cao lạnh. Còn được trồng thí nghiệm, cây mọc tốt

Trên đây là một số thông tin về cây tam thất hoang, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây tam thất hoang được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)