Cây thuốc phiện được xem là cây dược liệu quý. Trong y học dùng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y. Chiết suất của cây này làm gây nghiện nặng. Ngành y học khuyến cáo không nên dùng trong các trường hợp thông thường, phải có sự chỉ định chi tiết và giám sát trực tiếp của bác sĩ. Việc lạm dụng quá mức có thể gây nghiện. Chính phủ Việt Nam đã cấm trồng cây này, lập một đơn vị phòng chống ma túy kiểm soát; thuốc phiện và các chất được tinh chiết từ nó, và các chất gây nghiện khác như cần sa…
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY THUỐC PHIỆN
A phiến, a phù dung, anh túc, cây thẩu, lảo phèn (Tày), co khoắn nhẹng (Thái), chừ gia dính (H’mông)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY THUỐC PHIỆN
Nhựa, chích ở vỏ quả vào đầu mùa hạ. Cô đặc. Vỏ quả sau khi đã lấy nhựa, phơi khô, gọi là cù túc xác, anh túc xác.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY THUỐC PHIỆN
Trong nhựa có alcaloid: Morphin, codein, thebain, narcotin, narcein, papaverin; các acid hữu cơ: meconic, lactic, malic, tartric, citric, acetic, succinic. Ngoài ra còn protein, acid amin, dextrosa, pectin.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY THUỐC PHIỆN
Giảm đau, gây ngủ, chữa ho, đau bụng, ỉa chảy, làm dễ thở trong suy tim. Dùng dạng bột, nhựa, cao, cồn thuốc, ngày 0,005- 0,02g tính theo hàm lượng morphin. Không dùng quá 7 ngày. Anh túc xác chữa ho lâu ngày, ho gà, ỉa chảy. Ngày 4- 8g.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY THUỐC PHIỆN
Cây thuốc phiện có tên khoa học là PAPAVER SOMNIFERUM L thuộc họ PAPAVERACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY THUỐC PHIỆN
Cây cỏ, cao hơn 1m. Thân mảnh, nhẵn. Lá mọc so le, không cuống, gốc lá rộng ôm lấy thân, chia thuỳ và răng cưa không đều. Hoa to, màu trắng, đỏ hay tím, mọc riêng lẻ ở ngọn thân, có cuống dài. Quả nang, hình cầu có khía dọc. Hạt nhỏ màu đen.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY THUỐC PHIỆN
Tháng 3-5.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY THUỐC PHIỆN
Cây được trồng ở vùng núi cao lạnh.
Trên đây là một số thông tin về cây thuốc phiện, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây thuốc phiện được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)