Chữa huyết áp cao với vị thuốc rau ngô

Râu ngô vị ngọt, tính bình; vào can thận. Có tác dụng lợi thủy tiết nhiệt, bình can lợi đởm. Dùng cho các trường hợp vàng da phù nề, tác dụng lợi mật, hạ huyết áp, hạ đường huyết, cầm máu và lợi tiểu. Có thể dùng 30 – 60g dạng khô, 100 – 200g dạng tươi hằng ngày.

Cách dùng râu ngô làm thuốc

rau-ngo

Chữa viêm thận, viêm bàng quang: râu ngô tươi 100g, rau má 50g, ý dĩ 50g, mã đề thảo 50g, sài đất 40g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa phù thũng, viêm thận cấp, đái đỏ, viêm gan tắc mật, đái vàng, vàng da: râu ngô 40g tươi (hoặc ruột cây ngô 150g). Sắc uống trong ngày.

Chữa tăng huyết áp: nước luộc bắp ngô tươi. Ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 200ml; uống liền 2 – 3 tháng đến khi huyết áp bình thường và ổn định.

Món ăn – bài thuốc có râu ngô

Thịt lợn hầm râu ngô: thịt lợn nạc 100 – 200g, râu ngô tươi 100 – 200g (hoặc 50g khô). Hầm nhừ, thêm gia vị ăn. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Râu ngô, tiểu kế, tinh hoàn gà: cả ba thứ liều lượng thích hợp, nấu kỹ, thêm gia vị ăn. Dùng cho các trường hợp lao phổi khái huyết.

Râu ngô hầm ong non: râu ngô tươi 100 – 200g (hoặc 50g khô), ong non 120g. Thêm nước nấu kỹ, thêm gia vị, cách ngày làm 1 lần. Dùng cho các bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm thận, viêm gan, viêm túi mật.

Nước chè râu ngô: Có nhiều hình thức: nước luộc ngô tươi, nước râu ngô hãm đặc uống khi nóng, nước râu ngô pha đường để lạnh chia uống nhiều lần trong ngày, uống hàng ngày thay nước trà. Thường dùng cho bệnh nhân viêm thận, viêm đường tiết niệu, viêm gan vàng da.