[Giải đáp] Cho con bú có tẩy giun được không?

Chắc hẳn rất nhiều bà mẹ đang quan tâm đến vấn đề “Cho con bú có tẩy giun được không“. Liệu rằng uống thuốc tẩy giun vào thời điểm này có ảnh hướng đến bé hay sức khỏe của mẹ không? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây!

1. Phụ nữ có thai và đang cho con bú dễ nhiễm giun, sán?

Nhiễm giun là bệnh lý rất phổ biến ở Việt Nam và có thể xảy ra ở mọi đối tượng, bao gồm cả người lớn, trẻ em, phụ nữ mang thai và các bà mẹ đang cho con bú. Từ đánh giá của Tổ chức Y Tế Thế Giới, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm giun. Bệnh này phát sinh do thói quen ăn uống thiếu vệ sinh và sinh hoạt không lành mạnh, dẫn đến trứng giun xâm nhập cơ thể qua thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm hoặc từ ngón tay của chính bản thân.

cho con bú có tẩy giun được không

Cho con bú có tẩy giun được không

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, trứng giun sẽ phát triển và đẻ hàng ngàn quả trứng giun mỗi ngày, dẫn đến tình trạng nhiễm giun trầm trọng với các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy. Hiện nay, với tình trạng thực phẩm “bẩn” và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, việc bảo vệ bản thân hoàn toàn khỏi nguy cơ nhiễm giun là rất khó. Vì thế, tẩy giun định kỳ là cách phòng ngừa tốt nhất để bảo vệ sức khỏe.

2. Cho con bú có tẩy giun được không?

Thực ra câu trả lời sẽ là CÓ những để an toàn nhất có thể bạn có thể tham khảo các đề cập sau đây:

  • Tẩy giun định kỳ: Nếu trong thời gian cho con bú, bạn chỉ tẩy giun để phòng ngừa hoặc nghi ngờ bị nhiễm thì không nên uống thuốc tẩy giun.
  • Tẩy giun khi đã bị nhiễm: Bạn cần đi khám và làm một số xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để xác định chắc chắn mình có nhiễm giun hay không. Nếu bị nhiễm, bạn hãy uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và có thể ngưng cho bé bú khoảng 2 ngày để thuốc có thời gian đào thải hết ra ngoài cơ thể.
  • Tẩy giun do nhiễm một số loại giun đặc biệt như nhiễm sán lá phổi (Paragonimus westermani), sán dải bò (Taenia saginata)… Với những trường hợp này, mẹ cần đi khám và điều trị ngay. Trong thời gian điều trị, bạn có thể ngưng cho bé bú và hỏi thêm ý kiến bác sĩ.

3. Gợi ý các loại thuốc tẩy giun có thể dùng cho mẹ đang cho con bú

thuốc tẩy giun Fugarca

Thuốc tẩy giun Fugarca

Nhiều mẹ còn băn khoăn không biết loại thuốc nào là phù hợp và có ảnh hưởng gì đến bé và sữa mẹ khi sử dụng. Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc tẩy giun cho phụ nữ cho con bú, đa phần chúng đều chứa các hợp chất sau:

  • Mebendazole (Fugacar): là thuốc tẩy giun ít hấp thu qua đường tiêu hóa, nên việc sử dụng khi đang cho con bú ít gây tác dụng phụ cho trẻ và không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Tuy nhiên, không nên dùng Fugacar khi cho con bú. Nếu mẹ cần sử dụng Fugacar, cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và ngưng cho bé bú khoảng 2 ngày để thuốc được thải ra khỏi cơ thể.
  • Albendazole: Để đảm bảo sức khỏe cho bé, nếu mẹ đang cho con bú và bị nhiễm giun, nên tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc tẩy giun nào. Một số loại thuốc tẩy giun như mebendazole và albendazole được bài tiết rất ít vào sữa mẹ và thường không gây ảnh hưởng đến bé hoặc sữa mẹ nếu uống đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, việc cho bé bú hoặc tạm ngưng cho bé bú khi mẹ dùng thuốc tẩy giun cũng cần được tư vấn cụ thể từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Piperazin: Đây cũng loại thuốc xổ giun phổ biến. Piperazin được báo cáo là có thể đi vào sữa mẹ nhưng hàm lượng chính xác thì vẫn chưa xác định được. Theo các chuyên gia, nếu bắt buộc phải xổ giun trong thời gian cho con bú, bạn nên uống ngay sau khi cho bé bú xong, sau đó vắt và bỏ sữa trong 8 giờ tiếp theo.

Tẩy giun định kỳ là việc quan trọng để bảo vệ sức khỏe, qua thông tin chia sẻ bên trên mong rằng bạn sẽ an tâm hơn khi sử dụng thuốc tẩy giun cho bà mẹ đang cho con bú. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Theo nhathuocviet.vn

Tin tức liên quan:

Dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn bạn cần biết

Nên uống thuốc tẩy giun khi nào là hợp lý?