Loãng xương là gì?
Loãng xương (còn gọi là rỗ xương, thưa xương, xốp xương, yếu xương) là trình trạng xương giòn, yếu, dễ gãy do xương giảm khối lượng và suy yếu cấu trúc vi thể. Loãng xương xảy ra khi xương mất đi nhanh hơn xương tạo ra. Đây là bệnh lý xương thường gặp nhất. Loãng xương là tiến trình đương nhiên do tuổi tác, bắt đầu từ 30 tuổi trở đi. Đến 70 tuổi 60% phụ nữ và 20% nam giới bị loãng xương. Tại Việt Nam, 29% phụ nữ sau mãn kinh và 10% nam giới từ 50 tuổi trở lên bị loãng xương.
Loãng xương nguy hiểm thế nào?.
Nguy hiểm của loãng xương chính là gãy xương dù chỉ do va chạm nhẹ (Hình 1, 2 và 3): từ 50 tuổi trở lên 1/2 nữ và 1/5 nam bị gãy xương do loãng xương. Loãng xương là nguyên nhân gãy xương hàng đầu ở người cao tuổi. Gãy xương thường xảy ra ở cổ xương đùi, cột sống và cổ tay nhưng cũng xảy ra ở xương chậu, cánh tay và cổ chân. Khi đã gãy xương do loãng xương thì ½ người sẽ bị gãy tiếp và nguy cơ gãy xương lại tăng lên theo gấp bội sau mỗi lần gãy như sau gãy xương hông thì người bệnh dễ bị gãy xương tiếp gấp 2,5 lần người bình thường.
Bảy mươi lăm phần trăm gãy xương do ngã xảy ra ở người từ 75 tuổi trở lên.
Nguy cơ gãy xương do loãng xương ở nữ cao hơn nguy cơ ung thư vú, buồng trứng và cổ tử cung cộng lại còn ở nam thì nguy cơ này cao hơn ung thư tuyến tiền liệt.
Ở phụ nữ trên 45 tuổi, gãy xương do loãng xương khiến họ nằm viện nhiều hơn các bệnh khác gồm đái tháo đường, nhồi máu cơ tim và ung thư vú.
Hậu quả gãy xương do loãng xương vô cùng nặng nề: đau kéo dài, nằm liệt giường, tật nguyền lâu ngày dẫn đến mất khả năng tự chăm sóc và giảm chất lượng cuộc sống. Người bị gãy cổ xương đùi do loãng xương sau một năm có đến 40% không tự đi được và 60% cần trợ giúp.
Gãy cổ xương đùi làm 20% chết sau 6 tháng còn gãy xương sống làm 15% chết sau 5 năm.
Gãy xương do loãng xương nguy hiểm như nhồi máu cơ tim do bệnh mạch vành hoặc đột quỵ do tăng huyết áp.
Sau gãy xương do loãng xương, chi phí chữa bệnh tăng gấp bội vì vừa chữa biến chứng loãng xương và vừa chữa chính loãng xương.
Làm sao nhận biết loãng xương?
Thực tế, không ai biết bị loãng xương trừ phi đi khám loãng xương hoặc bị biến chứng do loãng xương như gù, gãy xương. Loãng xương tiến triển thầm lặng, thậm chí gãy lún cột sống do loãng xương mà người bệnh không biết cho đến khi chụp tia X.
Những triệu chứng và dấu hiệu có thể gặp:
- Đau mỏi mơ hồ ở cột sống; đau dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân); đau lan theo khoanh liên sườn; đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế; đau vùng háng, lằn mông, mặt trước đùi; đau khi đi lại; xoay đùi khó khăn. Đau trong loãng xương thường tự hết sau 4-6 tuần.
- Đau mỏi cơ bắp, hay bị chuột rút (vọp bẻ).
- Biến dạng lồng ngực.
- Gù.
- Gãy xương: cổ xương đùi, cột sống, cổ tay…
Khi có biểu hiện mà nhận thấy được thì thường là đã có biến chứng loãng xương và lúc ấy cơ thể đã mất 30% khối lượng xương.
Những thay đổi tại xương do loãng xương.
Xương rỗ, yếu và giòn (Hình 1-2).
Ai dễ bị loãng xương?
- Người từ 50 tuổi trở đi.
- Nữ, đặc biệt là người bắt đầu có kinh nguyệt muộn, vô kinh, mãn kinh, mãn kinh sớm.
- Người ít vận động, nằm liệt giường.
- Người uống rượu nhiều, người hút thuốc.
- Người phải dùng các thuốc như corticoid, insulin…
Khi nào đi khám loãng xương?
- Phụ nữ sau 65 tuổi và nam sau 70 tuổi.
- Phụ nữ sau mãn kinh mà có ít nhất một yếu tố gây loãng xương.
- Phụ nữ mãn kinh sớm.
- Dưới 50 tuổi nhưng từng bị gãy xương.
- Nam giới 50-70 tuổi có ít nhất một yếu tố gây loãng xương.
- Bị bệnh mạn tính hoặc uống các thuốc gây loãng xương.
Cách chữa trị
Dùng thuốc nhằm tăng tạo xương và giảm mất xương. Việc uống thuốc phải do thầy thuốc kê toa, tư vấn và khám lại định kỳ. Thuốc chữa loãng xương gồm hai dạng uống và chích và dùng lâu dài.
Ngăn ngừa
- Ngừa loãng xương phải bắt đầu ngay từ trong bụng mẹ (thai dưỡng), sau ra đời (nhi dưỡng) và đến hết cuộc đời.
- Dinh dưỡng chuẩn khi còn nhỏ.
- Ăn đủ canxi, vitamin D, đạm.
- Sống lành mạnh: uống rượu bia vừa phải, không hút thuốc, tập thể dục vừa sức…
- Dùng thuốc ngừa loãng xương như thầy thuốc kê và tư vấn.
Các thắc mắc khả dĩ về loãng xương
Nguyên nhân loãng xương? | Loãng xương do 2 nguyên nhân chính là tiên phát và thứ phát. Loãng xương tiên phát là loãng xương xảy ra ở nữ sau tuổi mãn kinh và ở hai giới sau 70 tuổi; loại này liên quan giới tính và tuổi tác. Loãng xương thứ phát là loãng xương có nguyên nhân rõ ràng như do dùng corticoid liều từ 5 mg/ngày trở lên kéo dài 3 tháng trở đi, loãng xương do nằm một chỗ… | |
Loãng xương nhẹ, loãng xương nặng là thế nào? | Để biết xương có loãng hay không phải dùng máy đo hấp thu năng lượng tia X kép (viết tắt từ tiếng Anh là DXA). Kết quả đo nếu lớn hơn -1 (âm 1) trở lên là bình thường; từ -2,5 đến -1 là thiếu xương, nhỏ hơn -2,5 là loãng xương và nhỏ hơn -2,5 kèm gãy hoặc từng gãy xương thì gọi là loãng xương nặng. | |
Tôi đã đo loãng xương ở siêu thị rồi sao bác sỹ lại bảo đi đo lại nữa? Giá trị đo loãng xương tại siêu thị thế nào? | Hiện nay, để chẩn đoán loãng xương thì đo bằng máy hấp thu năng lượng tia X kép được coi là tiêu chuẩn vàng còn đo bằng máy siêu âm (thường đặt ở các siêu thị, trong đợt đi khám vì mục tiêu nào đó) chỉ dùng để xem xương có loãng hay không thôi và không có giá trị theo dõi trong khi chữa loãng xương. Tuy nhiên, tại nơi không có máy đo DXA thì thầy thuốc có thể căn cứ kết quả đo bằng máy siêu âm và khám toàn diện để cân nhắc chữa trị loãng xương. | |
Ai nên đo loãng xương? |
|
|
Bao lâu thì đo lại độ loãng xương? | Người bình thường thì đo mỗi 3 năm còn ai đang chữa loãng xương thì đo mỗi 1-2 năm. | |
Làm sao phát hiện sớm loãng xương? | Khám định kỳ, khi ấy thầy thuốc sẽ xem có bị các yếu tố có thể gây loãng xương hay không như sau:Nhỏ con do còi cọc, nuôi dưỡng kém lúc bé.Ít hoạt động thể lực.Ít tắm nắng.
Sinh đẻ nhiều lần. Uống nhiều rượu, bia. Hút thuốc lá. Giảm chức năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, suy tinh hoàn…). Bị bệnh mạn tính như tăng chức năng tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến vỏ cường thận, đái tháo đường, suy thận mạn, viêm xương khớp, bệnh đường tiêu hóa. Sử dụng dài hạn một số thuốc như thuốc chống động kinh, corticoid. Nằm một chỗ lâu ngày. Đi khám bệnh sớm ngay khi có các dấu hiệu đau mỏi mơ hồ ở cột sống, khớp, các xương dài, vọp bẻ… |
|
Sao gọi loãng xương là kẻ cắp lặng lẽ? | Khi nồng độ đỉnh của xương đạt ở tuổi 25, nó duy trì 10 năm và sau đó từ 35 tuổi trở đi thì bắt đầu giảm: (1) xương mất dần và tăng tốc theo tuổi tác, trung bình khối lượng xương mất 0,3%-0,5% mỗi năm: (2) đối với phụ nữ trong vòng 5-10 năm đầu sau mãn kinh, mật độ xương mất 2%-4% mỗi năm; do vậy họ mất 25%-30% khối lượng xương trong khoảng thời gian này.Quá trình mất xương này cá nhân không biết trừ phi đo mật độ xương hoặc xảy ra biến chứng do loãng xương. Vì vậy, loãng xương là kẻ cắp lặng lẽ. | |
Có phải đã bị loãng xương mà không chữa thì bệnh nặng dần lên? | Đúng vậy, mất xương xảy ra liên tục và nặng dần lên từ sau 30 tuổi. | |
Chữa loãng xương như thế nào? | Các thuốc chữa loãng xương gồm 2 nhóm chính: nhóm chống tiêu xương và nhóm tạo xương; phần lớn thuốc dạng uống, vài loại dạng tiêm, truyền tĩnh mạch hoặc xịt vào mũi.Thuốc phải dùng liên tục, lâu dài và do thầy thuốc kê. | |
Lợi ích chữa loãng xương? | Khi chữa loãng xương thì giảm được nguy cơ gãy xương 30%-70% và nhờ đó tránh phần lớn chi phí chữa gãy xương, biến chứng do gãy xương và cải thiện sức khỏe và đời sống. Chi phí điều trị gãy xương do loãng xương rất cao. | |
Thuốc chữa loãng xương gây xót ruột, đau bao tử quá thì làm sao? | Khi có khó chịu do thuốc, hãy quay lại thầy thuốc để điều chỉnh nhằm chữa loãng xương tối ưu chứ không nên tùy tiện ngừng hay đổi thuốc. Thuốc chữa loãng xương có nhiều loại; tùy thuộc cơ thể và tài chính mà thầy thuốc sẽ điều chỉnh thuốc phù hợp nhất cho cá nhân. | |
Chữa loãng xương kéo dài bao lâu? | Canxi và vitamin D thì uống liên tục và tăng liều dần khi tuổi cao; một số thuốc đặc trị như alendronate, acid ziledronic thì dùng 10 năm thì ngừng. | |
Uống sữa Anlene rồi sao mà loãng xương được? | Sữa Anlene cung cấp yếu tố chính là canxi, vitamin D và đạm để tạo xương và duy trì khung xương; ngoài ra, xương yếu giòn còn do mất thành phần tạo mô liên kết nữa mà không thể bù đắpbằng chứng ấy chất được. Tùy thuộc thời gian uống Anlene và tình trạng xương lúc bắt đầu uống mà hiệu quả ngừa tương ứng và ít ra phải uống 20 năm trở lên tính từ 30 tuổi. Như vậy, không thể nói đã uống Anlene là không bị loãng xương. | |
Có thuốc ngừa loãng xương không? | Có, đó là canxi, vitamin D, raloxifene và bisphosphonates .Nên ngừa loãng xương bằng thuốc ở nữ từ 30 tuổi trở đi và điều chỉnh liều tương ứng tuổi. Đối với phụ nữ tiền mãn kinh và nam giới nhỏ hơn 50 tuổi thì uống canxi 1000 mg/ngày và vitamin D3 400-800 đơn vị quốc tế; đối với phụ nữ sau mãn kinh, nam giới lớn hơn 50 tuổi và người có nguy cơ loãng xương thì uống canxi 1200-1500 mg/ngày và vitamin D3 800-1000 đơn vị quốc tế.Ngừa loãng xương phải bắt đầu từ lúc còn nhỏ bằng ăn thức ăn giàu canxi, đạm, thể dục và sống lành mạnh. Vì sức khoẻ, hãy đi khám để tuỳ mức độ loãng xương mà thầy thuốc tư vấn, kê thuốc ngừa loãng xương lợi chi. | |
Canxi có vai trò gì với xương? | Canxi là khoáng chất quan trọng đối với cơ và hệ xương. Xương chiếm 90% canxi trong cơ thể và là bể chứa để điều hoà nồng độ canxi máu. Canxi đặc biệt cần cho trẻ em và tuổi mới lớn, độ tuổi sinh xương mạnh nhất. Ở tuổi trưởng thành, canxi cần để duy trì mật độ khoáng xương. | |
Ăn có bù đủ lượng canxi hằng ngày không? | Nhu cầu canxi hằng ngày ở người khoẻ mạnh là 800 mg/ngày có thể bù đủ bằng thức ăn giàu canxi như sữa, sữa chua, phô mai, đậu, tôm, cá, sò. | |
Liệu uống canxi có sợ thừa, có bị sỏi thận không? | Điều tra của Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho biết lượng canxi từ bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam trung bình là 482 mg trong khi cần ít nhất 1200 mg/ngày. Vậy, nếu tuân thu y lệnh thì không sợ thừa canxi.Việc uống canxi gây sỏi thận chưa có kết luận rõ ràng; tuy nhiên, nếu uống canxi không vượt quá ngưỡng hằng ngày thì không lo ngại nguy cơ này. | |
Vitamin D có vai trò gì với xương? | Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, hạn chế mất xương và giảm té ngã. (2) 5%-10% nhờ ăn, loại này có nhiều trong mỡ cá, sữa. Quỹ Loãng xương Quốc tế đề nghị bổ sung 800-100 UI/ngày cho người dễ bị loãng xương và người từ 60 tuổi trở lên. | |
Ăn có bù đủ lượng vitamin D hằng ngày không? | Không; hơn nữa, loại vitamin D do ăn vào (vitamin D2) không tốt bằng loại nhờ da tạo ra khi tắm nắng (vitamin D3). | |
Tắm nắng thế nào là hiệu quả? | Giờ tắm nắng tốt nhất là lúc sáng, tuỳ mùa mà dao động từ 6-9 giờ; tắm khoảng 30 phút. Chỉ cần 8% da cơ thể (da mặt và tay) tiếp xúc với nắng mùa hè khoảng 30 phút mỗi ngày là đủ tạo 800 đơn vị quốc tế vitamin D đáp ứng nhu cầu. | |
Các loại vitamin D và nguồn cung cấp? | Sinh tố có hai loại và do hai nguồn cung cấp: (1) 90%-95% da tạo ra khi tiếp xúc với nắng, loại này giúp giảm gãy xương và ngã hơn loại sau. | |
Thừa vitamin D có sao không? | Càng nhiều vitamin D thì ruột càng được hấp thu canxi nhiều hơn; ngoài ra, vitamin D còn tốt cho cơ thể đối với bệnh tim mạch, ung thư, lao… | |
Vai trò thể dục với loãng xương? | Thể dục giúp giảm 10%-50% nguy cơ ngã dù độ tuổi nào. Đi bộ nhanh 4 giờ mỗi tuần giúp giảm gãy xương hông 40%. | |
Đạm có vai trò gì với xương và cơ? | Đạm rất quan trọng để phát triển, duy trì xương và cơ, để hấp thu canxi, để giảm ngã. Nhu cầu đạm hằng ngày 1 g/kg qua các thức ăn giàu đạm như thịt, trứng, cá, đậu, tầu hủ, phô mai. |
Thạc sỹ Đào Duy An
Trưởng Phòng khám Sông Trà,
Trưởng Dịch vụ Bác sỹ & Chăm sóc Sức khỏe tại nhà 24/24 (Inn Care),
Công ty Núi Ấn Sông Trà (Inn Co., Ltd), Tp HCM.