Trẻ bị sốt là nỗi lo của khá nhiều bậc chạ mẹ. Vậy làm sao để có thể giảm sốt cho trẻ. Hãy cùng ykhoaviet.vn tìm hiểu về cách giảm sốt cho trẻ dưới đây nhé!
Sốt là một dấu hiệu của bệnh nhưng thường không quá nguy hiểm. Thực tế, sốt là phản ứng thông thường của hệ thống miễn dịch ở trẻ khi bé tiếp xúc với virus hay nhiễm khuẩn. Nguyên nhân gây sốt ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất là do nhiễm virus hoặc có thể là sốt mọc răng. Tuy nhiên sốt ở trẻ có thể là dấu hiệu bệnh hay một nhiễm trùng nghiêm trọng.
Cách nhận biết trẻ bị sốt
Hiện nay theo các bác sĩ, việc bé bị sốt đang được chia làm 3 mức độ. Mức độ thứ nhất là mức độ bé bị sốt nhẹ. Lúc này, thân nhiệt của bé sẽ giao động trong khoảng từ 37 – 38 độ C. Mức độ thứ hai đó là trường hợp bé bị sốt vừa. Dạng sốt này, thân nhiệt của bé sẽ nằm ở mức 38,5 – 39 độ C. Và ở mức độ cuối cùng, mức bé bị sốt nặng là khi nhiệt độ của bé từ 39,5 độ trở nên.
Để xác định tình trạng sốt của bé thì trước tiên, mẹ sử dụng cảm quan cá nhân để quan sát các biểu hiện bên ngoài của bé. Tiếp đến, mẹ dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ chính xác của cơ thể bé. Sau khi xác định được mức thân nhiệt thì lúc này, bố mẹ sẽ xem xét để đưa ra phương án xử trí cho phù hợp.
Cách hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi
Cách hạ sốt nhanh bằng cây nhọ nồi là phương pháp đã được áp dụng từ rất lâu trong dân gian, bởi tính hiệu quả rất cao và an toàn cho sức khỏe của bé. Cây nhọ nồi có rất nhiều nơi trong đời sống hằng ngày nó còn có tên gọi khác như cỏ mực, hạn liên thảo, thủy hạn liên … Nhọ nồi có tính hàn, vị chua, ngọt, không độc, có tác dụng rất lớn trong việc cầm máu, chữa can thận âm hư, bổ thận…và giúp hạ sốt nhanh, hiệu quả. Sử dụng hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi là phương pháp để giúp cho trẻ không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh ( không có sẵn thuốc trong nhà ) hoặc trong một số trường hợp trẻ bị sốt nhưng khó sử dụng thuốc kháng sinh, thì đây chính là vị thuốc rất tốt để áp dụng hạ sốt cho trẻ.
Các bạn chỉ cần tìm xung quanh vườn nhà mình bởi cây nhọ nồi là cỏ mọc dại ở xung quanh bờ rào, khu đất trống hoặc có thể hỏi mua ngoài chợ, sau đó đem về rửa sạch và ngâm vào nước mối để khử trùng, rồi tiến hành dã nát phần lá của cây và lọc lấy nước cho bé uống, mỗi lần uống khoảng 50 ml, tiếp đó các bạn sử dụng phần bã còn lại đắp lên trán và lau nách, bẹn và gan bàn chân. Như thế cơ thể bé sẽ toát mồ hôi và hạ sốt nhanh chóng.
Cách hạ sốt cho trẻ bằng lau nước ấm
Sau khi cởi bớt quần áo cho thoáng mát, ngâm khăn mặt vào nước ấm, không nóng quá, vắt khô và đắp vào những vùng dễ thấm nước trên cơ thể như nách, bàn chân, bàn tay và háng để làm giảm nhiệt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đắp khăn ẩm lên trán và gáy. Chú ý thay khăn thường xuyên sau vài phút. Phương pháp hạ nhiệt này rất tốt cho những trường hợp bị sốt cao vì chúng giúp kiểm soát mức thân nhiệt hiệu quả. Tắm nhanh nước ấm để làm thư giãn cơ thể bằng cách ngâm mình vào bồn nước ấm có độ nóng thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 2 độ.
Lưu ý: Không dùng nước quá lạnh vì nước lạnh làm nhiệt độ bên trong cơ thể tăng lên.
Cho trẻ mặc quần áo thoải mái
Đừng mắc phải sai lầm nhiều người làm cha mẹ gặp phải khi con sốt là mặc cho bé nhiều quần áo hoặc đắp chăn quá dày. Điều này không thể làm bé hạ sốt mà càng tăng nhiệt độ.
Việc mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến nhiệt độ không thể giải thoát qua không khí mà ủ vào người, làm bé ra mồ hôi, dễ gây cảm lạnh. Bạn nên sử dụng các loại quần áo nhẹ, làm bằng chất liệu mềm, thấm mồ hôi cho con. Khi trẻ ngủ chỉ nên sử dụng chăn mỏng để đắp.
Trên đây là 5 biện pháp vật lý hạ sốt cho trẻ sơ sinh tại nhà mẹ hoàn toàn có thể làm được. Trong trường hợp nhiệt độ cơ thể bé vẫn không giảm cần ngay lập tức đưa bé đến gặp bác sĩ để nhận được cách điều trị tốt nhất.
Theo Bác sĩ Hoàng Ánh Quyết, Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng Hà Nội, căn cứ vào nhiệt độ của bé nếu lớn hơn hoặc bằng 38,5 độ thì cha mẹ cho con uống thuốc hạ sốt Efferalgan hoặc có thể đặt hậu môn cho trẻ.
Tuy nhiên, bố mẹ cần điều chỉnh liều lượng thuốc theo cân nặng của trẻ có hướng dẫn trên bao bì hoặc được sự chỉ định của bác sĩ. Cứ 4-5 tiếng lại cặp nhiệt độ lại một lần. Nếu nhiệt độ vẫn lớn hơn hoặc bằng 38,5 độ, bố mẹ tiếp tục cho con uống tiếp thuốc hạ sốt.
Nếu trẻ có bệnh về đường hô hấp, bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám để tìm căn nguyên gây bệnh. Vì rất có thể sốt chỉ là một trong những biểu hiện, triệu chứng gây bệnh nào đó bởi có nhiều căn nguyên gây bệnh như nhiễm vi trùng chẳng hạn.
Cách giảm sốt bằng chanh
Quả chanh tươi thường xuất hiện rất nhiều trong đời sống thường nhật và được sử dụng thường xuyên trong gia đình, chính vì tính thông dụng như thế các bạn có thể dễ dàng tìm mua rất đơn giản. Quả chanh có rất nhiều tác dụng hữu ích trong đời sống như giúp cơ thể được giải nhiệt, tiêu đờm, dễ tiêu hóa, sát khuẩn …. nhưng đặc biệt hiệu quả trong việc làm hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả người lớn.
Trong trường hợp bé đang bị sốt cao, các bạn chỉ cần sử dụng quả chanh sau đó cắt thành nhiều lát mỏng với độ dày vừa phải, sau đó tiến hành sử dụng lát chanh chà lên trán, khủy chân, khủy tay và dọc theo đường sống lưng. Chanh sẽ giúp cơ thể toát được mồ hôi và hạ nhiệt cho cơ thể rất nhanh và hữu hiệu.
Lưu ý: Các bạn nên tránh những chỗ có vết xước trên cơ thể bé vì có thể làm cho bé bị sót và đau, nếu bé có kêu rát khi chà chanh lên thì cũng cần để trong vòng 3 đến 4 phút rồi mới dùng khăn để lau đi.
Cách hạ sốt bằng khoai tây
Khoai tây được thái thành từng lát nhỏ, ngâm vào giấm trong khoảng 10 phút rồi đặt các lát khoai tây lên trán và đặt một chiếc khăn lên trên. Sau 20 phút, các bạn sẽ thấy ngay tác dụng hạ sốt của khoai tây.
Lưu ý khi trẻ bị sốt
Trên đây là một số cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh giúp mẹ tham khảo trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý:
– Trong mọi trường hợp, mẹ vẫn nên cố gắng để bé được nghỉ ngơi, bú càng nhiều càng tốt; tránh mặc quần áo hay quấn chăn quá dày cho con; không tự ý dùng thuốc hạ sốt khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
– Gọi bác sĩ hoặc lập tức đưa trẻ đến bệnh viện trong trường hợp cơn sốt quá 400C, bé có biểu hiện lờ đờ, cứng gáy, khó thở, nổi ban, không chịu bú; khi cơn sốt kéo dài không có dấu hiệu hạ, hoặc hạ sốt sau đó bị lại.
Trên đây là những cách giảm sốt cho trẻ mà các mẹ nên biết, mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích đối với các mẹ! Chúc con bạn sớm khỏi bệnh!
Xem thêm:
Đâu là cách chữa bệnh sởi ở trẻ em hiệu quả nhất?
Mách bạn cách chữa bệnh run tay ở người trẻ hiệu quả 100%
Làm sao để chữa bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì?