Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai kéo dài một phần hoặc toàn bộ tai giữa, sự tiết dịch viêm liên tục từ tai giữa ra ngoài và sự xuất hiện liên tục lỗ thủng rộng ở màng nhĩ không có sự liền lại. Bệnh này là một trong những bệnh về tai thường gặp ở người lớn và trẻ nhỏ. Để biết rõ thêm về bệnh, mời bạn tham khảo qua Một số điều cần biết về bệnh viêm tai giữa qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa là bệnh thuộc nhóm đường hô hấp trên, bệnh nếu không hỗ trợ điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, ap-xe não, liệt dây thần kinh,… Bị viêm tai giữa có thể do nhiều nguyên nhân như:
Do viêm nhiễm: Trẻ bị viêm mũi hay viêm họng, lúc này hệ miễn dịch kém, vi khuẩn sẽ từ các ổ bệnh lây lan lên tai gây viêm tai giữa. Hay ống vòi nhĩ bị tắc, nghẹt do cảm lạnh, sốt dẫn đến vi khuẩn bị kẹt lại gây viêm nhiễm.
Cấu trúc tai: Vòi nhĩ nơi nối hòm nhĩ và họng mũi ở trẻ nằm ngang, ngắn hơn ở người lớn nên dễ lây lan bệnh lên tai giữa, đặc biệt là ở trẻ lúc khóc hay nằm ngửa.
Do hệ thống niêm mạc đường hô hấp: Thường nhạy cảm, dễ kích ứng với các kích thích từ bên ngoài, làm ứ đọng dịch ở hòm tai, gây viêm tai giữa.
Do chấn thương: Một số trường hợp thường do thói quen dùng vật nhọn, cứng lúc ngoáy tai, làm tai bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập vào dẫn đến viêm tai giữa.
Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa
Tùy theo mức độ bệnh, viêm tai giữa thường có 2 loại: viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mãn tính.
– Viêm tai giữa cấp tính:
– Sốt cao toàn thân 38 – 40oC.
– Người bệnh thường đau tai, ù tai, nhức đầu, giảm khả năng nghe.
– Màng nhĩ căng, sưng huyết, phồng đỏ.
– Chảy dịch: thường là dịch loãng màu vàng nhạt, hoặc trong, hoặc dịch mủ nhầy không hôi.
– Lỗ thủng thường ở trung tâm màng nhĩ
– Thường không có tổ chức hạt, khong có polyp, không có cholesteatoma.
– Ít gây biến chứng nguy hiểm.
– Đo thính lực đồ: thường là điếc dẫn truyền mức độ nhẹ hoặc trung bình.
– Viêm tai giữa mãn tính:
Viêm tai giữa cấp tính nếu không hỗ trợ điều trị, bệnh lặp lại nhiều lần sau thời gian sẽ chuyển sang mãn tính với các biểu hiện như:
– Chảy dịch nhầy ở tai như mủ, chảy liên tục hay từng đợt.
– Dịch mủ có thể loãng hoặc đặc, màu trắng hoặc vàng có lẫn máu, mùi hôi.
– Đau tai kèm theo sốt, đau nửa đầu, không nghe rõ, giảm thính giác.
– Thường xuyên có nụ hạt, polyp và có thể có cholesteatoma.
– Nghe kém dẫn truyền từ mức độ trung bình đến nặng, hoặc nghe kém hỗn hợp.
>>>> Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng