Bệnh viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập vào cơ thể, những chất lạ vào trong hệ hô hấp. Các biểu hiện như: nghẹt mũi, chảy nước mũi, rối loạn giác ngủ,… Với những triệu chứng trên cần được điều trị sớm để tránh bị bệnh nặng hơn. Dưới đây là Nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng
Hiện tượng viêm mũi dị ứng biểu hiện khi có các dị nguyên xung đột với kháng thể. Các dị nguyên thường gặp trong cuộc sống được liệt kê dưới đây:
Bụi nhà, lông vũ, phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, khói thuốc lá, thuốc lào, các loại hóa chất, các loại mỹ phẩm, các loại sơn, vôi, ve…
Các thức ăn theo đường tiêu hóa như hải sản, tôm, cua…
Các thuốc trong điều trị y học, gây tê, gây mê, kháng sinh…
Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, mưa bão… là yếu tố gây viêm mũi dị ứng
Các nhân tố khác như độc tố của vi khuẩn, nấm do các nhiễm trùng mạn tính (lò viêm) ở xoang mũi, amiđan, răng, lợi miệng…
Triệu chứng, biểu hiện viêm mũi dị ứng
Ngạt mũi kéo dài là dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng có các biểu hiện chính như sau:
Ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi (thông thường là chảy mũi loãng trong)
Đau đầu, cảm giác ù và đầy tai
Đau họng và khạc đàm kéo dài
Ho khan
Cảm giác giống người bị “cảm” kéo dài
Bị rối loạn giấc ngủ, có thể có hiện tượng ngáy
Mất mùi và mất vị giác, khó tập trung
Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt.
Phòng tránh viêm mũi dị ứng
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố dẫn đến viêm mũi dị ứng, do môi trường, do thời tiết hoặc nghề nghiệp… Để hạn chế tác nhân gây bệnh chúng ta nên thực hiện một số điều sau:
Không nên nuôi chó, mèo hoặc động vật có lông trong nhà
Vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm
Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ và thoáng mát, tránh tình trạng ẩm ướt
Vệ sinh răng miệng hàng, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy
Hạn chế đến mức tối đa hút thuốc lá, thuốc lào
Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với bụi
Nên đeo khẩu trang khi ra đường hoặc lúc quét dọn
Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể (mặc ấm) nhất là vùng cổ, mũi.
Khi bị bệnh viêm mũi dị ứng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng, không nên tự chuẩn đoán và điều trị bệnh tại nhà.
>>>> Xem thêm: Một số điều cần biết về bệnh viêm tai giữa