Bệnh tim to là triệu chứng tim mở rộng, trái tim phình to hơn mức bình thường. Bệnh này không hề hiếm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để giúp bạn biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo về Nguyên nhân, triệu chứng bệnh tim to dưới đây nhé.
Nguyên nhân gây ra bệnh tim to
Bệnh tim phì đại thường gây ra bởi đột biến gen khiến cơ tim dày lên bất thường. Ngoài ra, nó có thể do bệnh lý của cơ tim hoặc các bệnh lý liên quan khác. Cụ thể:
– Viêm cơ tim: Bệnh nhiễm trùng tim có thể gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Người bệnh mắc viêm cơ tim sẽ có triệu chứng của suy tim sung huyết.
– Bệnh động mạch vành: Các mảng xơ vữa động mạch tích tụ nhiều trong động mạch vành tim gây thu hẹp lòng mạch máu. Trong giai đoạn đầu, tim phải tăng cường co bóp dẫn đến phì đại.
– Tăng huyết áp: Tim phải bơm máu với lực co bóp lớn hơn do bệnh tăng huyết áp trong thời gian dài và dẫn tới phì đại.
– Bệnh van tim: Bệnh nhân mắc bệnh van tim chẳng hạn như hở van, hẹp van hai lá khiến máu chảy ngược lại, khiến các buồng tim phải làm việc “cật lực” hơn bình thường.
– Nhồi máu cơ tim: Người bệnh bị nhồi máu cơ tim nhưng may mắn sống sót khiến cơ tim bị suy yếu, trong giai đoạn đầu, tim tự sửa chữa những tổn thương quá mức có thể gây phì đại.
– Bệnh tuyến giáp: Bệnh tuyến giáp không được điều trị khiến bệnh nhân có nguy cơ cao dẫn đến bệnh tăng huyết áp, mỡ máu cao, nhịp tim bất thường và tim phì đại.
– Dị tật tim bẩm sinh: Nhiều loại dị tật tim bẩm sinh có thể dẫn đến tim to, có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu qua tim, buộc nó phải bơm mạnh hơn.
– Loạn nhịp tim: Nếu bị loạn nhịp tim, tim cố gắng có thể bơm máu hiệu quả để nhịp tim được bình thường. Việc này khiến tim bị to.
– Rối loạn tuyến giáp: Thiểu năng tuyến giáp và cường giáp đều có thể dẫn đến bệnh tim, kể cả tim to.
– Thừa sắt trong cơ thể: Thừa sắt là một rối loạn trong đó cơ thể sử dụng sắt không đúng cách trong các cơ quan khác nhau, bao gồm cả cơ tim. Điều này có thể làm cho tâm thất trái to do sự suy yếu của cơ tim.
– Thoái hóa dạng tinh bột: Thoái hóa dạng tinh bột là một tình trạng mà trong đó protein bất thường trong máu và có thể di chuyển vào tim, ảnh hưởng tới chức năng tim. Nếu tinh bột tích tụ trong tim, nó có thể gây ra to tim.
>>>> Xem thêm: Bạn đã biết gì về bệnh viêm cơ tim chưa?
Triệu chứng bệnh tim to
Ở một số người, một trái tim mở rộng không có dấu hiệu hay triệu chứng. Những người khác có thể có các triệu chứng tim mở rộng:
- Khó thở.
- Chóng mặt.
- Nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim).
- Sưng (phù).
- Ho.
- Đau ngực.
- Khó thở.
- Bất tỉnh.
Cách phòng bệnh tim to
– Không hút thuốc lá: thuốc lá dễ làm tổn thương các mạch máu và tim, gây xơ vữa động mạch. Chất nicotin trong thuốc lá làm cho tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, làm cho các chất mỡ tích tụ lại và đóng thành cục, gây tắc nghẽn mạch. Vì vậy chúng ta không nên hút thuốc là để tim mạch luôn khỏe mạnh.
– Ăn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng: Bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chế biến sạch sẽ phù hợp, ăn ít chất béo, dầu mỡ chiên rán nhiều, nên ăn cá, thịt nạc, các loại rau củ… và các loại dầu thực vật tốt cho tim.
– Phòng bệnh béo phì, giữ cân nặng đạt chuẩn: Những người bị bệnh béo phì dễ mắc bệnh tim vì tim phải làm việc nhiều hơn để nuôi khối tế bào to lớn của cơ thể. Lâu dần, tim sẽ suy yếu. Bạn nên luyện tập và giữ cho cân nặng đạt chuẩn, tránh béo phì.
– Luyện tập thể dục thể thao điều độ: luyện tập thể dục giúp điều hòa huyết áp, tim mạch, giúp tim co bóp tốt hơn. Nên chọn những môn thể dục phù hợp với sức khỏe của mỗi người và luyện tập đều đặn mỗi ngày.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ: kiểm soát huyết áp, hàm lượng cholesterol trong máu, hàm lượng đường trong máu, phòng và điều trị các bệnh có nguy có dẫn đên bệnh tim mạch.