Bệnh viêm đường hô hấp dưới thường xảy ra vào mùa đông ở trẻ em. Nguyên nhân gây ra bệnh do tiếp xúc với không khí trong lành, hay khi cơ quan hô hấp của trẻ bị tổn thương do nhiễm khuẩn vì tiếp xúc với các yêu tố như khói bụi, nhiễm lạnh hoặc lây từ người bệnh khác khi tiếp xúc,… Dưới đây là Những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm đường hô hấp dưới.
Biểu hiện của viêm đường hô hấp dưới
Các triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới là khác nhau, tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng nhưng thường bao gồm: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau họng, sốt và mệt mỏi.
Viêm phổi: Ho thành cơn, hoặc ho thúng thắng, thường là ho có đờm, một số trường hợp ho khan. Trường hợp điển hình đờm có màu rỉ sắt, đau ngực vùng tổn thương, khó thở, sốt thành cơn hay sốt liên tục cả ngày, kèm theo rét run hoặc không, da nóng, đỏ, môi khô.
Viêm khí quản/ phế quản: Trước tiên, trẻ có triệu chứng viêm đường hô hấp trên như ngạt mũi, chảy mũi, đau họng, khản giọng… Toàn thân tương đối nhẹ, có thể sợ lạnh, sốt, mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể khoảng 38 độ C.Tiếp theo là ho. Khi mới ngủ dậy và trước khi đi ngủ, ho tương đối dữ dội. Mới đầu là ho khan, hoặc có đờm niêm mạc trắng, sau đó là đờm mủ màu vàng xanh. Thỉnh thoảng có máu trong đờm. Triệu chứng toàn thân của bệnh này sau 4 – 5 ngày sẽ mất đi, ho thường kéo dài từ 2 – 3 tuần.
Cách điều trị viêm đường hô hấp dưới cho trẻ:
Đối với trẻ bị viêm phổi:
Kê đơn thuốc điều trị tuỳ theo mức độ nặng của mỗi bệnh nhân.
Lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp với từng chủng vi khuẩn, vi rút, nấm là căn nguyên gây bệnh, nhưng ban đầu (do không có kết quả xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh) việc chọn thuốc thường theo kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ, mức độ nặng của bệnh, tuổi của trẻ, các bệnh kèm theo, các tương tác, tác dụng phụ của thuốc.
Thời gian dùng kháng sinh: từ 7 đến 10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình, 14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình.
Điều trị triệu chứng nếu cần:
+ Trẻ sốt cao >380C, hoặc đau ngực nhiều: paracetamol 0,5g x 4 lần/ngày.
+ Bồi phụ nước điện giải: uống nhiều nước hoa quả, có pha thêm1/3 thìa (thìa để xúc cà phê) muối cho mỗi cốc 200ml, bổ xung thêm các vitamin B1, B6 liều cao cho người nghiện rượu.
+ Thở oxy khi trẻ có khó thở hoặc thở nhanh > 25 lần/phút.
Đối với trẻ bị viêm khí quản:
Để chữa trị viêm khí quản nhánh cấp tính, nên sử dụng các thuốc kháng sinh đặc hiệu để chữa trị. Nếu bệnh nặng có thể tiêm thuốc. Khi sốt cao có thể uống thuốc giảm đau hạ sốt. Khi ho ảnh hưởng tới việc nghỉ ngơi và giấc ngủ, dùng thuốc giảm ho tiêu đờm.Nếu ho có kích thích, có thể chữa trị xông họng bằng thuốc kháng sinh.
Cách phòng tránh trẻ bị viêm đường hô hấp dưới hiệu quả
Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp dưới là vệ sinh cá nhân sạch sẽ vì virus thường lây lan qua tiếp xúc bàn tay, dịch tiết từ người bệnh. Điều này cho thấy việc rửa tay thường xuyên rất quan trọng trong phòng ngừa viêm đường hô hấp.
Khi ra đường nên đeo khẩu trang để hạn chế hít phải nhiều bụi, trong đó có những loại bụi có mang cả các dị nguyên và vi sinh vật. Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào.
Nhà cửa phải luôn thoáng mát, sạch sẽ. Những gia đình dùng bếp than cần có biện pháp hạn chế đến mức tối đa hít phải khí độc do than khi đốt cháy thải ra. Những gia đình dùng bếp củi, rơm, rạ nên dùng loại bếp ít khói.
Giữ cơ thể ấm về mùa đông, đặc biệt là giữ ấm cổ, ngực và hai bàn chân. Tránh bị nhiễm lạnh đột ngột. Khi không cần thiết thì không nên cho trẻ đi ra ngoài trời lúc sáng sớm và đêm khuya, vì lúc đó thường lạnh. Nằm ngủ nên đắp chăn ấm, giường ngủ nên có đệm. Mùa đông không nên tắm nước lạnh, nơi tắm phải kín không có gió lùa. Mùa hè không nên để máy điều hoà nhiệt độ ở mức quá mát lạnh, không để quạt điện hướng trực tiếp vào người lúc nửa đêm về sáng.
Nâng cao hệ miễn dịch cho bé bằng chế độ ăn uống cũng nằm trong kế hoạch phòng tránh viêm đường hô hấp dưới ở trẻ, tăng cường rèn luyện cơ thể để tăng sức đề kháng. Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt lúc mưa nắng thất thường, phải chú ý mặc quần áo đủ ấm, tránh bị lạnh.
Một biện pháp khác là tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm đường hô hấp dưới gồm các loại vắc xin nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi và cúm.