Trẻ có đủ cân nhưng liệu đã đủ chất

Đa số các bà mẹ đều dựa vào cân nặng của con để biết xem con có phát triển thể chất được tốt không. Điều này là đúng nhưng chưa đủ vì trong bữa ăn của trẻ khi cung cấp đầy đủ ba nhóm thực phẩm đạm, bột và chất béo thì sẽ giúp trẻ có đầy đủ năng lượng trong ngày và lên cân hiệu quả, nhưng nếu trẻ ăn quá nhiều ba nhóm thực phẩm trên mà bỏ qua các loại rau xanh và củ quả thì trẻ vẫn có nguy cơ bị thiếu chất, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng.

817038

Những dấu hiệu cho thấy trẻ thiếu vi chất

Trên thực tế có nhiều trẻ có cân nặng, chiều cao bình thường thậm chí còn bị thừa cân béo phì nhưng vẫn có thể bị thiếu vi chất dinh dưỡng. Những trẻ phát triển chiều cao quá nhanh vẫn có thể bị thiếu canxi đến đau nhức chân tay, thường được bác sĩ chuẩn đoán là đau xương do tăng trưởng. Nhiều trẻ béo, bụ bẫm nhưng da vẫn xanh, niễm mạc nhợt vẫn có thể bị thiếu máu do thiếu sắt. Trẻ phát triển bình thường nhưng bị viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi đỏ, có vết loét, hay chảy máu chân răng, chậm liền sẹo, móng tay bị xước nhiều thì rất có thể trẻ bị thiếu vitamin C … Như vậy trẻ phát triển bình thường theo quan niệm của nhiều người  là trẻ có cân nặng, chiều cao bình thường thậm chí vượt cả tiêu chuẩn nhưng chưa chắc đã không thiếu các vitamin và khoáng chất.

Trẻ em bụ bẫm là điều rất được nhiều bà mẹ mong muốn nhưng những nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ bụ bẫm có khả năng bị còi xương cao hơn những trẻ khác, nguyên do là trẻ phát triển quá nhanh nên nhu cầu vitamin D và canxi cao hơn các trẻ khác. Triệu chứng sớm của bệnh còi xương là trẻ ngủ không yên giấc, hay bị giật mình, hay quấy khóc về đêm, hay ra mồ hôi ở đầu dù có thể trời lạnh, trẻ dễ bị rụng tóc ở sau gáy (chiếu liếm)… Nguyên nhân gây ra còi xương ở trẻ chủ yếu là do thiếu vitamin D. Do mẹ kiêng cữ cho bé quá kỹ, ít cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay chế độ ăn uống không cân đối –quá mặn hay quá nhiều đạm làm đảo thải vitamin D qua nước tiểu. Chế độ ăn quá nhiều chất bột cũng làm hạn chế hấp thu vitamin D và canxi.

Để trẻ phát triển cân đối

Để phòng trường hợp này, các bác sĩ dinh dưỡng khuyên phụ huynh nên cho trẻ ăn uống đầy đủ theo nhu cầu. Nhu cầu ở đây không phải là sở thích của trẻ mà là nhu cầu của lứa tuổi để cho trẻ ăn bao nhiêu gam chất đạm, bao nhiêu gam chất béo, bao nhiêu gam chất bột đường. các bà mẹ cần nấu cho bé 15-20 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày để bữa ăn thêm phong phú và bổ sung được đa vi chất dinh dưỡng

Với trẻ đã béo rồi thì cha mẹ cần xem lại chế độ ăn, điều chỉnh xuống mức tiêu chuẩn. Ngoài ra, cha mẹ nên tăng cường các hoạt động thể lực cho các trẻ như đi bộ, đi xe đạp, chạy chơi…để trẻ tiêu bớt năng lượng.

V ẫn phải cho trẻ uống sữa đầy đủ, vì sữa là nguồn cung cấp canxi, khoáng chất tốt nhất. Ngoài ra, để cung cấp lượng vitamin D từ thiên nhiên cho sự phát triển của trẻ, cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng 15 phút mỗi ngày. Vào mùa đông trời ít nắng, cha mẹ có thể cho trẻ uống bổ sung vitamin D3. Nhưng tốt nhất nên chọn loại thực phẩm có bổ sung vitamin D để trẻ hấp thu được tốt hơn như trong một số loạidầu ăn có chứa vitamin D

Chú ý : Cần xoá bỏ quan niệm cho trẻ ăn cơm sớm sẽ cứng cáp, ăn nước xương ninh, nước chân gà ninh có thể chống được còi xương.