Hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng mắt theo nhiều nghiêm cứu thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Đây cũng là bệnh phổ biến gặp ở nhiều trẻ sơ sinh. Ở nhiều trường hợp, tình trạng vàng mắt sẽ tự hết, tuy nhiên một số khác lại tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm.
- Thiếu máu não nên ăn gì? TOP 10+ thực phẩm tốt nhất
- TOP 10 thực phẩm cực tốt giúp phổi khỏe mạnh mỗi ngày
- Những thực phẩm giúp hạ sốt nhanh, hiệu quả tại nhà
- ROBIILAC OptiPro Formula – Giải Pháp Dinh Dưỡng Hoàn Hảo Cho Trẻ Biếng Ăn, Chậm Tăng Cân Và Hấp Thu Kém
- Ăn thịt dê uống rượu vang có tốt không? Lưu ý gì khi sử dụng?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng mắt
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng mắt có thể do nồng độ bilirubin được sản xuất quá mức bình thường. Đây là một sắc tố màu vàng được tạo ra trong quá trình phá vỡ hồng cầu bình thường. Ở trẻ độ tuổi tập đi và người lớn, gan có nhiệm vụ xử lý bilirubin sau đó thải qua đường ruột. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh gan vẫn đang trong giai đoạn phát triển và vẫn chưa đủ khả năng để loại bỏ bilirubin nên đã gây nên tình trạng ứ đọng ở mật. Hiện tượng vàng mắt do ứ mật có thể gặp ở:
- Trẻ sinh non (sinh trước 37 tuần).
- Trẻ sơ sinh không nhận được đủ lượng sữa cần thiết.
- Nhóm máu của bé không tương thích với máu của mẹ.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắt trẻ sơ sinh bị vàng, bao gồm:
- Nhiễm trùng nhiễm khuẩn.
- Viêm đường mật – một tình trạng trong đó các ống mật của em bé bị chặn hoặc bị sẹo.
- Thiếu enzym.
- Bầm tím khi sinh hoặc chảy máu nội bộ (xuất huyết trong).
- Có một sự bất thường của các tế bào hồng cầu của em bé khiến chúng bị phá vỡ nhanh chóng.
- Có vấn đề ở ở gan, đặc biệt là bệnh viêm gan B.
Trẻ sơ sinh bị vàng mắt có sao không?
Thông thường, nếu trẻ bị vàng mắt sinh lý sẽ không đáng quan ngại nhưng nếu trẻ bị vàng da vàng mắt do bệnh lý thì lại khá nguy hiểm. Nếu không được can thiệp kịp thời, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng bilirubin não cấp tính: Trẻ thường biểu hiện không tập trung, ngủ li bì, sốt cao, bỏ bú. Bilirubin có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho tế bào nên sẽ gây ra các biến chứng khó lường.
- Biến chứng vàng da toàn thân: Chỉ số bilirubin khi vượt quá ngưỡng cho phép không chỉ gây ra tình trạng vàng mắt ở trẻ sơ sinh mà còn gây vàng da nhân. Lúc này, vùng tổn thương ở não sẽ không thể phục hồi được nên sẽ gây bại não hoặc tử vong ở trẻ.
Do đó, nếu thấy trẻ sơ sinh có hiện tượng vàng mắt, vàng da ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có hướng xử trí nhanh và kịp thời.
Phải làm gì nếu mắt trẻ sơ sinh bị vàng?
– Bắt đầu cho con bú càng sớm sau khi sinh càng tốt – tốt nhất là trong vòng một giờ ngay sau khi vừa sinh.
– Nuôi con bằng sữa mẹ sớm, thường xuyên, không hạn chế sẽ giúp loại bỏ bilirubin khỏi cơ thể em bé. Bilirubin ra khỏi cơ thể trong phân của trẻ sơ sinh, và vì sữa của bạn có tác dụng nhuận tràng, nên cho con bú thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều cặn bẩn và do đó, làm giảm nồng độ bilirubin. Trẻ sơ sinh nên được bú tối thiểu tám lần mỗi ngày.
– Vàng mắt, vàng da đôi khi khiến trẻ buồn ngủ nên thường khiến bé bú ít đi. Vì thế, hãy đánh thức bé sau mỗi hai đến ba giờ để bú.
– Một số trường hợp, bé có thể cần phải dùng đến phương pháp quang trị liệu (điều trị bằng ánh sáng) hoặc thay máu để loại bỏ bilirubin trong máu.
Nếu trẻ sơ sinh bị vàng mắt hơn 1 tháng (hoặc lâu hơn 2 tuần), cần xét nghiệm nhiều hơn để kiểm tra những nguyên nhân khác gây vàng mắt. Chúng bao gồm nhiễm trùng, và các vấn đề với hệ thống gan hoặc mật, chuyển hóa hoặc gen. Do vậy, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và lời khuyên của bác sĩ bằng cách đưa bé đi khám thật sớm.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?
Xem thêm: Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ và cách để trẻ ngủ ngon hơn
Xem thêm: Thực đơn dinh dưỡng phát triển chiều cao