Tuyệt chiêu chữa ngáy ngủ hiệu quả tức thì

Ngủ khi ngáy là một trong những thói quen không tốt, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe vừa ảnh hưởng đến giấc ngủ của những người bên cạnh. Vậy đâu là cách chữa ngáy ngủ tốt nhất cho bạn?

Ngủ ngáy ảnh hưởng như thế nào?

Ngủ ngáy hay còn gọi là ngáy khi ngủ, là triệu chứng xảy ra trong lúc ngủ: vùng họng sau bị hẹp lại. Khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn (vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng) làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy. Người ngủ ngáy lại thường không nghe và biết việc đó. Người ngủ ngáy phát ra tiếng ngáy gây khó chịu cho những người xung quanh…

Ngủ ngáy gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bên cạnh

Ngủ ngáy gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bên cạnh

Người ngủ ngáy phát ra tiếng ngáy gây khó chịu cho những người xung quanh, đôi khi còn có tác động tiêu cực tới cuộc sống vợ chồng. Tuy nhiên, nguy hại thực sự đáng lo ngại là sức khỏe người mắc bệnh ngủ ngáy. Hậu quả của ngủ ngáy là bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến người bệnh trở nên bần thần, mệt mỏi.

Nghiêm trọng hơn là sóng điện não bị xáo trộn, làm người bệnh giảm trí nhớ, năng suất làm việc, mệt mỏi, khó tập trung và ngủ gật ban ngày. Ngủ ngáy ở trẻ em, ngoài việc cản trở sự phát triển trí não ở trẻ còn có thể dẫn tới tình trạng trẻ bị ngừng thở và tử vong.

Cách chữa ngủ ngáy đơn giản, hiệu quả tức thì

Nếu như bạn là nạn nhân của chứng bệnh ngủ ngáy thì một số cách khắc phục dưới đây sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ yên lặng và dễ dàng hơn đấy!

1. Tránh ăn quá no

Trong các bữa ăn hằng ngày, nhất là bữa tối các bạn không nên ăn quá no. Vì việc đó vừa có ảnh hưởng không tốt cho dạ dày, vừa là nguyên nhân gây nên chứng ngủ ngáy vào ban đêm cho bạn. Chính vì thế khi ăn xong sau bữa tối, bạn nên đi bộ thể dục để giúp việc tiêu hóa được nhanh hơn và đồng thời cũng giúp bạn có được giấc ngủ hơn, sâu hơn.

Tránh ăn quá no trước khi đi ngủ

Tránh ăn quá no trước khi đi ngủ

2. Uống nước ấm trước khi đỉ ngủ

Uống nước ấm trước khi đi ngủ là một trong những cách để “điều trị” tật ngủ ngáy. Nó giúp tạo độ ẩm cho cổ họng, làm hạn chế tình trạng ngáy khi ngủ. Các bạn cũng có thể uống trà nóng như trà xanh, trà hoa cúc, trà thảo mộc… Chúng không chỉ có tác dụng giữ ẩm cho cổ họng mà còn làm cho giấc ngủ sâu hơn, từ đó “đẩy lùi” tình trạng ngủ ngáy.

3. Tạo thói quen uống trà

Trà được coi là một trong những thực phẩm có tác dụng ngăn chặn,  chữa trị ngủ ngáy hiệu quả tốt nhất. Nó có tác dụng làm giảm sự tắc nghẽn ở cổ họng nhờ công dụng làm sạch chất nhày ở cổ họng làm cho không khí được lưu thông được dễ dàng hơn. Bạn có thể sử dụng các loại trà xanh, trà bạc hà hay trà đen thông thường cũng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng ngủ ngáy cho bạn. Ngoài ra bạn có thể kết hợp các loại trà với chanh hoặc mật ong để có hiệu quả tốt nhất.

4. Áp dụng bài tập thể dục cho lưỡi

Những bài tập đơn giản như chải lưỡi bằng bàn chải đánh răng, uốn cong đầu lưỡi chạm vào vòm hầu và cho lưỡi trượt tới lui trong khoang miệng, phát âm những chữ cái nguyên âm một cách nhanh chóng hay liên tục… có thể giúp đường thở giảm sự tắc nghẽn trong khi ngủ, theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Sao Paolo (Brazil).

Áp dụng bài tập thể dục cho lưỡi

Áp dụng bài tập thể dục cho lưỡi

5. Tắm nước nóng trước khi ngủ

Ngáy xảy ra khi đường thở bị giới hạn theo cách tự nhiên. Đó là lý do vì sao đường thở bị ngăn lại sẽ gây ra cơn ngáy nhanh. Các chuyên gia tin rằng tắm nước nóng hoặc dùng nước muối rửa mũi có thể giúp đường thở thông thoáng khi ngủ.

6. Thay đổi tư thế khi ngủ

Những người ngáy nặng thường không thay đổi tư thế ngủ, nhưng ở những người ngáy mức độ trung bình thì có xu hướng ngáy nếu nằm ngửa. Một mẹo nhỏ là may một túi sau lưng áo ngủ và đặt vào một quả bóng tennis. Nó sẽ gây khó chịu khi nằm ngửa nên người bệnh sẽ nằm nghiêng khi ngủ.

Ngoài những cách chữa bệnh ngủ ngáy trên đây, để bạn đi vào giấc ngủ một cách êm ái, không phát ra tiếng ồn thì bạn cũng cần giữ cho mình tinh thần thư giãn, thoải mái, tránh stress, có chế độ ăn uống khoa học.

Xem thêm:

Tư vấn 3 cách chữa bệnh liệt dương tại nhà hiệu quả không cần thuốc

Chia sẻ mẹo chữa mất ngủ hiệu quả nhất