5 Điều khiến bé khó ngủ và cách khắc phục tình trạng đó

Các trẻ nhỏ thường hay gặp tình trạng khó ngủ làm cho các bé khóc làm giấc ngủ của bạn khó khăn. Nhưng bạn đừng quá lo lắng về điều đó với bài viết hôm nay mà  chúng tôi chia sẻ tin rằng đây là những điều tuyệt vời giúp bạn có thể hiểu các bé nhiều hơn.

1. Bé còn quá nhỏ

Trẻ sơ sinh bắt đầu ngủ thẳng đêm thường là rất hiếm. Bởi trong 1 – 2 tháng đầu tiên, trẻ sẽ ngủ từ 12 – 18 tiếng mỗi ngày. Chu kỳ ngủ của trẻ cần mất đến 6 tuần mới bắt đầu vào nếp và quen dần với thời gian ngày và đêm. Vì thế, giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi được xem là chu kỳ hình thành giờ ngủ theo quy luật tự nhiên của trẻ.

Dưới một tuổi trẻ cần đảm bảo ngủ khoảng 14 – 15 tiếng/ngày và bao gồm cả giấc ngủ ngắn ban ngày. Và trẻ sẽ bắt đầu hình thành thói quen ngủ thẳng đêm ở giai đoạn từ 9 tháng tuổi (nghĩa là ngủ liền 5 – 6 tiếng).

nhung-dieu-khien-be-kho-ngu

Việc trẻ quấy khóc đêm ở giai đoạn đầu là hoàn toàn bình thường, mẹ không cần phải quá lo lắng. Điều mẹ cần làm là đảm bảo trẻ đủ ấm, khô thoáng, có được cảm giác an toàn.

2. Thói quen phải dỗ con mới ngủ

Ru bé ngủ sẽ giúp gắn kết tình cảm mẫu tử, tuy nhiên nên mẹ thường xuyên ru dỗ bé ngủ thì bé sẽ không học cách tự ngủ. Bé có thể khóc lóc để thu hút sự chú ý của bố mẹ, để được mẹ vỗ về rồi mới chịu ngủ.

Vì thế, việc rèn cho bé thói quen tự ngủ bằng cách khi bé buồn ngủ, mẹ nên đặt bé xuống giường để bé làm quen dần. Thậm chí lúc bé thức giấc giữa đêm, mẹ cũng cần chú ý để xem tình trạng của bé, nếu cần thiết mới vỗ về bé, còn không hãy để bé tự đi vào giấc ngủ của mình.

3. Bé quá mệt

Trẻ mầm non có thể sẽ trở nên cáu kỉnh nếu trẻ không ngủ đủ giấc và điều đó lại khiến trẻ khó ngủ hơn. Vì thế, các bé cần được ngủ từ 11 – 14 giờ mỗi ngày, mẹ cần hình thành cho bé thói quen đi ngủ, thức dậy đúng giờ rất quan trọng.

4. Cảm giác không an toàn

Nỗi lo sợ xa bố mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy không an toàn và sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Việc mẹ thường xuyên hát, đu đưa cho trẻ khi ngủ sẽ hình thành thói quen xấu cho bé, khiến bé hay thức dậy giữa đêm. Vì thế, khi 6 tháng tuổi mẹ nên khuyến khích con tự ngủ lại, miễn là trẻ không ốm, mệt. Mẹ có thể thủ thỉ, xoa lưng cho con nhưng đừng bế con lên, hãy để trẻ tự tập thói quen đi ngủ.

5. Thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc

Trẻ thường ham chơi và luôn viện lý do để đi ngủ muộn. Ví dụ đòi mẹ đọc thêm truyện, đi vệ sinh chẳng hạn. Mẹ hãy đưa bé vào phòng và hướng dẫn trẻ ngủ đúng giờ.

nhung-dieu-khien-be-kho-ngu-1

Thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc

Một số bé ngủ không đủ vào ban ngày sẽ khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm. Nghe có vẻ lạ nhưng hầu hết trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cần được ngủ 2 – 3 giấc ngắn trong ngày cho tới 5 tuổi. Vì thế, mẹ không nên để trẻ ngủ ngắn sát giờ ngủ chính và không bỏ qua giấc ngủ ngày của con.

Những cách giúp trẻ ngủ ngon hơn:

Bé sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái có thể giúp bé ngủ ngon hơn. Mẹ đảm bảo phòng tối, nhiệt độ vừa phải, yên tĩnh để trẻ có một giấc ngủ ngon.

Bố mẹ nên thiết lập một thời khóa biểu giờ giấc ngủ nghỉ hợp lý cho bé. Các chuyên gia khuyên rằng, đi ngủ sớm không có nghĩa là bé thức dậy sớm mà ngược lại sẽ giúp bé có giấc ngủ tối ngon hơn, sâu giấc hơn.

Trên đây là những tình trạng mà các bậc phụ huynh có thể nhận dạng được một cách dễ dàng. Với những cách khắc phục ở dưới mà chúng tôi cung cấp cho bạn tin rằng đó chính là những thông tin tham khảo cần thiết có thể chăm sóc các bé tốt hơn. Chúc các bạn thành công nhé!

Nguồn: www.dinhduongchobe.org