Khi trẻ biếng ăn, các bậc cha mẹ luôn cố gắng ép con ăn. Nhưng điều đó là sai lầm. Hãy thử giúp cho trẻ biếng ăn tập ăn một cách tích cực để trẻ có thể khỏe mạnh bình thường nhé!
- Những chiến thuật tuyệt vời của mẹ giúp trẻ biếng ăn ăn nhiều hơn
- ROBIILAC OptiPro Formula – Giải Pháp Dinh Dưỡng Hoàn Hảo Cho Trẻ Biếng Ăn, Chậm Tăng Cân Và Hấp Thu Kém
- TOP 7 cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ tốt nhất
- Thiếu máu não nên ăn gì? TOP 10+ thực phẩm tốt nhất
- TOP 10 thực phẩm cực tốt giúp phổi khỏe mạnh mỗi ngày
1/ Không ép con ăn
Nếu trẻ không thực sự đói, đừng bắt bé phải ăn bằng được hay ăn cho hết đồ trong bát. Điều này chỉ kích thích chứng lười ăn, sợ ăn, căng thẳng khi ăn của trẻ. Trẻ sẽ hình thành định kiến cho rằng giờ ăn là giờ cực hình.
Thay vì thế, hãy cho trẻ ăn theo khẩu phần nhỏ hơn nhưng nhiều lần trong một ngày để bé không cảm thấy áp lực. Mẹ đừng bao giờ sợ trẻ đói bởi vì khi đói trẻ sẽ tự giác đòi ăn, đó là nhu cầu cơ bản để sinh tồn của con người.
2/ Làm gương cho con
Trẻ nhỏ có khuynh hướng bị ảnh hưởng bởi những gì mà cha mẹ chúng thích, không thích hay không bao giờ ăn. Vì vậy, mẹ đừng trông mong gì chuyện bé sẽ ăn dưa hấu ngấu nghiến trong khi chính mẹ chẳng thèm đụng đến một miếng nào.
3/ Không mua đồ ăn vặt
Đừng để những đồ ăn vặt không lành mạnh như bánh kẹo, bimbim, nước ngọt có ga,… có sẵn trong nhà. Một khi trẻ đã nhìn thấy, chúng sẽ không thể cưỡng lại sự hấp dẫn của những món ăn này và dĩ nhiên, ăn đồ linh tinh no rồi sẽ không ăn cơm được nữa.
4/ Tránh xa ti vi khi ăn
Ăn trước màn hình ti vi gây xao lãng mất tập trung và không tốt cho tiêu hóa. Thay vì thế, hãy hình thành thói quen để trẻ ăn cơm cùng cả nhà, tạo không khí gia đình đầm ấm thân mật.
5/ Để con tham gia nấu ăn
Hãy dắt trẻ đi chợ cùng bạn, để bé tự chọn thực phẩm bé yêu thích. Đứng trước những quầy thịt tươi ngon, quầy rau củ đủ màu sắc,… bé sẽ rất thích thú. Khi bạn nấu nướng, hãy nhờ bé giúp mẹ nhặt rau, lấy gia vị, chọn nấu đồ này hay đồ kia. Để bé tham gia vào quá trình tạo nên bữa ăn sẽ khiến bé nhận thức được sự quan trọng của bữa ăn hơn và bé nhất định sẽ nóng lòng muốn nếm xem thành quả của mình như thế nào.
6/ Kiên nhẫn với thức ăn mới
Trẻ nhỏ khi gặp một loại đồ ăn lần đầu tiên có thể chưa muốn ăn ngay, thậm chí ăn vào rồi lại nhè ra. Bạn nên mô tả món ăn thật hấp dẫn, về mùi vị, màu sắc,… để lôi cuốn bé, đồng thời vẫn phải có kèm theo món ăn yêu thích hàng ngày của trẻ để bé dễ ăn.
7/ Chú ý hình thức món ăn
Trẻ nhỏ không chỉ ăn bằng miệng mà còn ăn bằng mắt nữa. Cùng là một món trứng rán, nếu chỉ đơn giản đập ra rán vàng, bỏ vào đĩa, trẻ có thể sẽ không hào hứng bằng món trứng có trộn thêm cà rốt đỏ tươi, nấm hương thơm lừng và cắt theo hình bánh cuộn. Trẻ thường lười ăn rau củ quả nhưng nếu mẹ khéo tỉa thành hình hoa lá, con thú bắt mắt, trẻ sẽ tò mò muốn nếm thử. Vì vậy mẹ đừng quên đầu tư về mặt hình thức cho bữa ăn sinh động, kích thích trẻ thèm ăn.
Ngoài ra, bạn nên cung cấp cho trẻ một thực phẩm giàu dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh. Bạn nên cung cấp cho con mình một thực phẩm là tảo xoắn. Đây là thực phẩm được nhiều người dùng cho con mình khỏe mạnh và phòng chống suy dinh dưỡng.