9 dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu canxi

Canxi là một trong thành phần dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể mỗi chúng ta. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Và nhiều mẹ không biết làm cách nào để biết con mình thiếu canxi để bổ sung kịp thời. Nhưng để đơn giản cho mẹ thì sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc 9 dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu canxi. Cùng theo dõi xem đó là những dấu hiệu gì nhé!

Canxi không chỉ được biết đến là dưỡng chất vàng trong việc phát triển chiều cao mà còn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Thiếu canxi sẽ để lại những hậu quả khôn lường không chỉ ảnh hưởng tới vóc dáng mà còn nguy hiểm tới tính mạng.

Đối với trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu dưỡng chất này đó là

1. Tóc rụng hình vành khăn

Đây là biểu hiện dễ quan sát nhất ở trẻ nhỏ là tóc rụng thành một hình vòng tròn trên đầu.

Thường thì trường hợp này trẻ được chẩn đoán là do thiếu hụt vitamin D – một dẫn chất giúp hấp thụ canxi vào cơ thể, gây nên việc canxi không được hấp thụ vào cơ thể đầy đủ.

Tóc rụng hình vành khăn

Tóc rụng hình vành khăn

2. Trằn trọc, quấy khóc về đêm

Canxi được biết đến là dưỡng chất giúp điều tiết trạng thái của vỏ não gây cảm giác hưng phấn hoặc ức chế. Việc thiếu hụt canxi ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương, khiến trẻ trằn trọc, ngủ không ngon giấc, hay giật mình, khóc đêm.Trẻ thiếu hụt canxi thường khóc thét, co cứng toàn thân, mặt đỏ, tím, dỗ mãi không nín, kéo dài tới vài tiếng đồng hồ về đêm khiến cho trẻ mệt mỏi và càng làm cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.

3. Hay bị ọc sữa, biếng ăn

Việc thiếu canxi tác động đến hệ thần kinh còn gây hiện tượng co thắt thanh quản, gây khó thở và gây co thắt dạ dày gây hiện tượng ọc sữa ở trẻ.Ngoài ra, khi bị thiếu canxi cũng gây hiện tượng biếng ăn ở trẻ, bởi nguyên tố canxi dung nạp vào trong cơ thể không đủ dễ dẫn đến ăn uống không ngon.

Khi tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của trẻ, cơ thể không hấp thụ được các dưỡng chất quan trọng sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu kém, trẻ sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa.

Nếu một đứa trẻ thường xuyên nôn trớ, ọc sữa, các bà mẹ cần nghĩ tới nguyên nhân này bên cạnh việc chỉ nghĩ hiện tượng này là do trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Trẻ bị ọc sữa, biếng ăn

Trẻ bị ọc sữa, biếng ăn

4. Thóp lâu liền

Đây là vùng mềm giữa các xương sọ bên trên trán của trẻ sơ sinh, thường chỉ sau 12 đến 18 tháng tuổi là thóp của trẻ sẽ khép kín lại. Nhưng nếu thiếu canxi thì vùng thóp này sẽ lâu liền và hậu quả là trẻ còi xương suy dinh dưỡng hoặc não phát triển to bất thường.

5. Chậm mọc răng và bị sâu răng

Khi đến tuổi mà mãi không thấy con mình mọc răng, các bà mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và phần đa là do thiếu hụt canxi dẫn tới hiện tượng này. Bởi canxi là thành phần không thể thiếu để hình thành lên những chiếc răng của trẻ.

Nhưng có trường hợp, mặc dù thiếu canxi, nhưng trẻ vẫn mọc răng bình thường, tuy nhiên răng lại rất dễ bị sâu và răng thường mọc lệnh, so le, khoảng cách giữa các răng rộng.

Chậm mọc răng và bị sâu răng

Chậm mọc răng và bị sâu răng

6. Chậm nhận thức và khó thích ứng

Dẫu biết rằng mỗi trẻ đều có sự phát triển nhanh, chậm khác nhau, nhưng nếu trẻ chậm phát triển, chậm nhận thức hơn so với các bạn bè cùng tuổi, phản xạ với mọi thứ xung quanh kém linh hoạt thì rất có thể trẻ đã thiếu hụt canxi. Mức độ thiếu hụt canxi càng nhiều thì trẻ càng bị ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện về nhận thức và giao tiếp.Với đứa trẻ phát triển bình thường thì 9 tháng lò dò biết đi, trong khi đó, trẻ thiếu canxi lại thường chậm biết đi hơn hẳn, có trẻ thậm chí tới gần 2 tuổi vẫn chưa lững chững đi được những bước đầu tiên.

Đối với trẻ lớn hơn, biểu hiện thiếu canxi được nhận biết qua:

7. Biểu hiện bất thường ở vùng chân

Thiếu hụt canxi lâu ngày sẽ dẫn tới hậu quả chân cong hình chữ O, chữ X, cơ bắp lỏng lẻo, yếu mềm. Xương mềm khiến các bé biết lẫy, bò, đứng, đi rất muộn so với các bạn đồng trang lứa.

8. Đổ mồ hôi trộm

Biểu hiện này thường gặp cả ở trẻ sơ sinh tới những trẻ lớn, vùng đổ mồ hôi trộm thường là trán, gáy, trẻ không chạy nhảy, không vận động gì nhưng mồ hôi lại vã ra như tắm, hoặc ngay cả khi thời tiết mát mẻ, thậm chí lạnh nhưng trẻ bị thiếu canxi vẫn bị đổ mồ hôi.

Hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây thấm ngược trở lại cơ thể khiến trẻ rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, ho… Chính vì vậy các bậc cha mẹ cần lưu ý ban đêm đi ngủ nên cho trẻ mặc thoáng mát, mặc quần áo mỏng, bù nước cho trẻ để tránh mất nước, thường xuyên thấm mồ hôi ở lưng, gáy và cổ cho trẻ ban đêm để tránh nhiễm lạnh.

Trẻ bị đổ mồ hôi trộm

Trẻ bị đổ mồ hôi trộm

9. Thường xuyên đau nhức mỏi ở chân

Nhiều trẻ lớn thường có biểu hiện đau mỏi ở chân quanh khu vực ống đồng, bàn chân, thậm chí là hiện tượng chuột rút. Nguyên nhân chính là do lượng canxi không được cung cấp đầy đủ gây thiếu hụt khiến cho khung xương của trẻ yếu, không nâng đỡ được cơ thể và không đảm bảo được cho hoạt động linh hoạt của trẻ.

Để giúp trẻ có một lượng canxi cần thiết trong cơ thể, các mẹ nên biết cách bổ sung đầy đủ canxi trong thực đơn hàng ngày của trẻ các thực phẩm như tôm, cua, cá, rau ngót, đậu tương… Đối với trẻ sơ sinh, tắm nắng hằng ngày là một cách hữu hiệu để giúp bé hấp thụ canxi thông qua quá trình tổng hợp vitamin D. Ngoài ra, các bạn cũng nên tìm hiểu và bổ sung các loại thuốc bổ sung canxi cho trẻ nhỏ để cơ thể cũng như là xương khớp của con được phát triển một cách toàn diện nhất nhé.

Xem thêm:  

Bảo vệ hệ xương khớp nhờ vào chế độ khoa học

Tìm hiểu biến chứng xương khớp của bệnh tiểu đường