Chia sẻ 5 cách chữa bệnh cảm lạnh hiệu quả tại nhà

Không chỉ có thuốc Tây mới chữa được bệnh cảm lạnh, nếu như bạn bỏ túi một số cách chữa bệnh cảm lạnh tại nhà dưới đây bạn sẽ dễ dàng giải quyết được triệu chứng của cảm lạnh. Đây đều là những mẹo dân gian, tận dụng nguyên liệu tự nhiên sẵn có an toàn, tiết kiệm nhưng cực kì hiệu quả đấy!

Cách phân biệt cảm lạnh với cảm cúm

Với cảm lạnh, dấu hiệu đầu tiên thường là đau họng, có thể biến mất sau 1-2 ngày. Sau đó làcác biểu hiện ở mũi như: chảy nước mũi, tắc mũi, cộng với ho vào ngày thứ 4 và5 của bệnh. Người lớn thường không bị sốt nhưng trẻ nhỏ thì có thể bị sốt nhẹ.Trong vài ngày đầu, bạn sẽ thấy chảy nước mũi trong nhiều, sau đó thì nước mũiđặc lại. Đây là chuyện thông thường và điều này không có nghĩa là bạn đã bịnhiễm khuẩn do vi khuẩn.

Bệnh thườngchỉ kéo trong khoảng 1 tuần. Trong 3 ngày đầu tiên bạn có thể lây bệnh chongười khác vì thế hãy ở nhà và nghỉ ngơi. Nếu bệnh không cải thiện sau mộttuần, thì có thể là nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, khi đó thì bạn cần uốngthuốc kháng sinh.

Bệnh cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh

Trong khi đó, những biểu hiện của bệnh cúm thường nặng hơn là cảm lạnh và diễn tiến nhanh.Biểu hiện gồm: đau họng, sốt, đau đầu, đau nhức và mỏi cơ, ho… Ngoài ra, trường hợp bị cúm H1N1 đại dịch có thể có thêm biểu hiện buồn nôn và nôn.

Phần lớn nhữngbiểu hiện khó chịu này sẽ bớt trong 2-5 ngày, tuy nhiên không phải trường hợpnào cũng khỏi bệnh trong 1 tuần. Biến chứng thường gặp của bệnh là viêm phổi,đặc biệt ở trẻ, người già hoặc người có bệnh phổi, tim. Nếu bạn thấy khó thởhoặc sốt trở lại sau khi đã đỡ 1 hoặc 2 ngày thì hãy đến gặp bác sĩ.

Triệu chứng nhận biết bạn bị cảm lạnh

– Hắt hơi, sổ mũi: Cảm lạnh thường làm cho nước mũi chảy nhiều hơn. Khi bị cảm lạnh sâu, nước mũi thường có màu xanh hoặc vàng, do mũi đã bị nhiễm trùng.

– Khi cơ thể cảm thấy không thoải mái, khó chịu do bị hắt hơi, chảy nước mũi nặng, có thể gây đau họng, đây cũng là một biểu hiện của cảm lạnh.

Cách chữa bệnh cảm lạnh bằng gừng

Gừng chứa gingerol và shogaol có tác dụng thông mũi, thông xoang vì thế cũng rất tốt cho hệ hô hấp, trị các chứng cảm mạo, viêm họng và dị ứng mãn tính. Nhờ hoạt tính kháng khuẩn, gừng giúp hạn chế sự lây lan của vi rút cúm và vi rút cảm lạnh.

Để điều trị các triệu chứng của cảm cúm và cảm lạnh, nên uống gừng hằng ngày với liều lượng 1/2 đến ¾ thìa bột gừng tươi. Vỏ gừng tươi cũng rất tốt, nên dùng để pha trà và uống mỗi 4 tiếng, 3 lần/ngày.

Nhờ hoạt tính kháng khuẩn, mà cách chữa bệnh cảm lạnh bằng gừng giúp hạn chế sự lây lan của vi rút cúm và vi rút cảm lạnh. Một trong những hỗn hợp trị cảm lạnh hiệu quả là một mẩu gừng nguyên vỏ mài nhuyễn pha với 2 thìa nước chanh, 1 nhúm ớt cayen và 2 thìa mật ong.

Chữa cảm lạnh bằng cách đánh gió

Hãy dùng dầu nóng hoặc đơn giản là một củ gừng tươi rửa sạch giã nát.  Nếu dùng dầu hãy bôi và chà xát vùng dọc 2 bên cột sống từ cổ vai gáy xuống; sau đó dùng thìa hoặc đồng xu kim loại đánh vào vùng đó theo chiều từ trên xuống. Nếu dùng gừng, hãy lấy nước bôi len dọc sống lưng rồi lấy bã chà xát lên. Đợi đến khi người nóng hãy dùng khăn khô lau sạch.

Ăn súp gà chữa bệnh cảm lạnh

Súp gà là một trong những món ăn phổ biến nhất để điều trị cảm lạnh. Món này cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể để chống lại virut. Súp gà chứa các thuộc tính chống oxy hóa cao, thúc đẩy quá trình chữa bệnh. Bên cạnh đó, cơ thể được tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng khi bạn mệt mỏi.

Ăn súp gà chữa bệnh cảm lạnh

Ăn súp gà chữa bệnh cảm lạnh

Cách chữa bệnh cảm lạnh bằng tỏi

Dùng tỏi trị cảm lạnh là một trong những cách chữa cảm lạnh dân gian được khá nhiều người áp dụng. Bới:

  • Tỏi có tính sát khuẩn giúp hệ thống miễn dịch bảo vệ chống lại các virus cảm lạnh.
  • Tỏi có chứa Allicin, một kháng khuẩn chống oxy hóa mạnh mẽ có thể tiêu diệt các virus cảm lạnh.
  • Dầu trong tỏi là thuốc long đờm tự nhiên mà phá vỡ chất nhầy để ùn tắc sạch sẽ.
  • Nó cũng chứa nhiều vitamin C, lưu huỳnh, selen, và các enzym khác nhau và khoáng chất giúp cơ thể chống lại cảm lạnh thông thường.
  • Nó chứa kháng khuẩn, kháng virus và tính kháng sinh giúp điều trị cảm lạnh và các triệu chứng của nó.

Để trị cảm lạnh hiệu quả với tỏi, bạn có thể kết hợp tỏi và mật ong. Mật ong giúp chống vi khuẩn, chống virus và chống nấm, giúp chống cảm lạnh. Bạn hãy làm theo cách sau để điều trị chứng cảm lạnh:

  • Băm nhỏ 7 tép tỏi.
  • Trộn đều chúng với một thìa mật ong nguyên chất.
  • Ăn chúng hàng ngày để chữa cảm lạnh.

Trị cảm lạnh bằng cách xông hơi

Xông hơi trị cảm lạnh là phương pháp giải cảm đơn giản nhưng khá hiệu quả đấy. Để làm nước xông, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu thiên nhiên như: Lá sả, lá tre, lá bưởi, lá cúc tần, lá kinh giới, lá ngải cứu, mỗi thứ một nắm nhỏ (các loại lá này đều chứa tinh dầu cay nóng).

Cách thực hiện: Rửa sạch các loại lá, cho vào nồi nước đậy kín và đun sôi trong 5-10 phút. Người bệnh ngồi trên giường, phủ một tấm chăn mỏng qua đầu và cả nồi nước xông vừa đun xong để giữ hơi nóng. Mở vung nồi thật chậm cho hơi thoát ra từ từ (nếu không sẽ rất nóng và có thể bỏng).

Trong lúc xông phải hít thở thật chậm và sâu để hơi xông lên tác dụng đến đường hô hấp. Mồ hôi sẽ thoát ra từ từ bắt đầu từ trên xuống dưới. Ngừng xông khi thấy trong người đã nhẹ, không còn cảm giác sợ lạnh, sợ gió. Sau đó dùng khăn bông khô lau hết mồ hôi, thay quần áo khô và nằm nghỉ.

Trị cảm lạnh bằng cách xông hơi

Trị cảm lạnh bằng cách xông hơi

Chú ý: Không nên đun sôi kỹ quá nồi nước xông, vì ta sử dụng hơi nước có tinh dầu nên nếu nấu sôi quá 15 phút thì tinh dầu sẽ bay hơi hết và xông ít tác dụng. Không nên ham xông nhiều để cho thoát nhiều mồ hôi, vì như thế thì cơ thể sẽ mất một lúc lượng dịch lớn gây mệt mỏi do mất nước và chất điện giải.

Bị cảm lạnh nên ăn gì?

Với những cách chữa bệnh cảm lạnh tại nhà mà chúng tôi giới thiệu trên đây, để quá trình trị cảm lạnh mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp. Dưới đây là một số món ăn bạn nên bổ sung nếu bị cảm lạnh:

  • Nấm và trứng: Trứng rất giàu chất kẽm giúp nâng cao hệ thống miễn dịch có thể chống lại các triệu chứng cảm lạnh. 
  • Sữa chua
  • Trà xanh và trà đen
  • Ớt tây đỏ và bông cải xanh
  • Khoai lang
  • Thịt gà
  • Nước chanh mật ong

Cách phòng ngừa cảm lạnh

– Giữ ấm chân, ngực, cổ bằng cách đi giày, mặc ấm, quàng khăn cổ.

– Tránh nhiễm lạnh đột ngột. Nếu cơ thể bị ướt phải làm khô và sưởi ấm ngay. Khi tắm lúc trời rét thì tắm phần cơ thể bên dưới trước, rồi cởi áo tắm phần trên, sau đó mới gội đầu, để cơ thể thích nghi dần. Vào mùa lạnh, khi đi ngủ nên để sẵn áo ấm, mũ len, dép ở chỗ dễ lấy để khi cần là có ngay.

– Giữ vệ sinh răng, miệng, họng để hạn chế vi khuẩn, virus trú ẩn ở khoang miệng. Cần đánh răng, súc miệng thật kỹ.

– Nâng cao sức đề kháng cơ thể: Tập thể dục thể thao thường xuyên, mỗi ngày 45-60 phút. Chọn các môn như đi bộ, bơi lội, yoga…

– Dành sẵn gừng tươi để đuổi khí lạnh (hàn tà). Khi bị lạnh đột ngột nên nhai ngay một lát gừng tươi đã cạo vỏ.

Mong rằng với 5 cách chữa bệnh cảm lạnh tại nhà mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, bạn sẽ biết cách đẩy lùi căn bệnh cảm lạnh một cách hiệu quả và an toàn nhất!

Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Bật mí 5 cách chữa bệnh cảm cúm cho bà bầu không cần thuốc

Cách chữa bệnh dạ dày bằng nghệ tươi với mật ong làm như thế nào?

Top 3 cách chữa bệnh mề đay tại nhà tận gốc , bạn đã biết chưa?