Trong dân gian có rất nhiều mẹo chữa bệnh tiêu chảy, trong đó có những mẹo chỉ sử dụng nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên như rau sam, lá mơ lông, búp ổi… Cụ thể những mẹo này như thế nào?
Tiêu chảy gây ảnh hưởng như thế nào?
Tiêu chảy là một chứng bệnh của đường tiêu hóa đặc trưng bởi đi ngoài nhiều lần phân lỏng và nhiều nước. Khi các tác nhân gây tiêu chảy xâm nhập vào đường tiêu hoá sẽ sản sinh ra các độc tố ruột (enterotoxin) kích thích tiết các chất điện giải, xâm lấn trực tiếp và phá huỷ các tế bào biểu mô niêm mạc ruột gây viêm tại ruột và toàn thân.
Căn cứ vào thời gian kéo dài của tiêu chảy mà chia ra làm 2 loại:
- Tiêu chảy cấp: Tồn tại trong vòng 2 tuần, đây là trường hợp thường gặp nhất.
- Tiêu chảy mãn: Kéo dài lâu hơn và có thể là dấu hiệu của một bệnh lý đường ruột nghiêm trọng.
Mẹo chữa bệnh tiêu chảy bằng búp ổi
Đây là cách chữa tiêu chảy phổ biến nhất trong dân gian, được hầu hết mọi người sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Khi bị tiêu chảy lấy 15g – 20g búp ổi hoặc lá ổi non sao sơ, 10g gừng tươi đem nướng hoặc 10 – 12g củ riềng khô, 10g – 12g vỏ quýt khô; sau đó cho tất cả vào ấm đem sắc với 500ml nước đến khi còn 200ml là được. Chia nước thuốc này uống 2 lần trong ngày trước bữa ăn.
Nếu tiêu chảy nhẹ hơn, chỉ cần lấy 57 búp ổi non đem rửa sạch thêm vài hạt muối đem nhai nuốt nước. Mỗi ngày thực hiện 2 lần. Thực hiện cách làm này cho đến khi hết tiêu chảy, nếu trong trường hợp bệnh không khỏi làm cơ thể mất nước nghiêm trọng thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Uống trà hoa cúc chữa bệnh tiêu chảy
Hoa cúc là một trong những thảo dược tốt cho sức khỏe của chúng ta. Dùng trà hoa cúc cũng làm giảm đáng kể tình trạng tiêu chảy. Nhờ chất tannin cũng như giúp bù đắp lượng nước trong cơ thể bị mất đi. Đồng thời hỗ trợ các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Trà hoa cúc cũng khá dễ làm.
Chuẩn bị:
- Hoa cúc khô khoảng 10 g.
- Trà túi lọc 1 gói.
- Nước sôi khoảng 100 ml.
Các làm khá đơn giản, bạn chỉ cần cho hoa cúc khô, trà túi lọc và nước sôi vào ly. Bạn đợi khoảng 15 phút đến khi trà tan đều, hoa cúc bung ra và có mùi thơm nhẹ là có thể dùng được. Dùng khoảng 2 lần/ngày sẽ làm giảm tình trạng tiêu chảy. Cũng như bổ sung nước cho cơ thể và làm ấm bụng tạo cảm giác dễ chịu.
Mẹo chữa bệnh tiêu chảy bằng lá mơ lông
Lá mơ lông được xem là một vị thảo dược dân gian quý rất hữu ích để chữa các bệnh đường ruột như bệnh viêm đại tràng, tiêu chảy, kiết lỵ. Không chỉ trong dân gian mà y học hiện đại cũng xác định loại lá này có tính kháng khuẩn rất tốt, Vậy nên có tác dụng chữa trị bệnh đường ruột, loại bỏ khuẩn gây bệnh.
Theo kinh nghiệm dân gian, để chữa tiêu chảy các bạn cần hái một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà vào đánh đều lên. Có thể cho thêm một chút muối làm gia vị. Sau đó đem chưng hoặc nướng ăn sẽ có hiệu quả.
Chữa bệnh tiêu chảy bằng rau sam
Rau sam có vị chua, tính hàn, tác dụng trị kiết lỵ, trừ giun sán, chữa mụn nhọt và các bệnh ngoài da. Kinh nghiệm dân gian thường dùng rau sam để đối phó với căn bệnh lỵ, tiêu chảy như sau:
– Để phòng ngừa, hàng ngày dùng từ 100-200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày.
– Khi đã có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều, dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng.
– Trong trường hợp cần tẩy trừ giun sán, chỉ cần rửa sạch 1 nắm rau sam tươi (khoảng 50-100g) giã nát, thêm muối vào rồi vắt lấy nước uống. Uống liên tục trong 3-5 ngày.
Chữa bệnh tiêu chảy bằng củ riềng
Củ riềng vừa là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn vừa là vị thuốc quý có thể giúp điều trị tiêu chảy khá hữu hiệu. Việc áp dụng bài thuốc từ củ tỏi vừa đơn giản vừa dễ làm. Hiệu quả tác dụng của bài thuốc cao, thành phần tính chất của vị thuốc tác động sâu hạn chế nhanh việc cơ thể bị mất nước ở bệnh nhân tiêu chảy.
Cách làm: Riềng tươi rửa sạch thái nhỏ, tán thành bột, uống ngày 3 lần sau khi ăn. Bệnh nhân nên pha bột riềng cùng một chút mật ong rồi nặn thành những viên thuốc cho dễ uống.
Chữa bệnh tiêu chảy cho trẻ em
Một đứa trẻ bị tiêu chảy khi chúng đi ngoài bằng phân lỏng hơn 3 lần/ngày. Nhiều người cho rằng uống nhiều nước sẽ làm cho tiêu chảy nặng hơn. Đó là một điều hoàn toàn sai lầm. Một em bé bị tiêu chảy cần được uống nước càng nhiều càng tốt cho đến khi ngừng tiêu chảy, bởi vì uống nhiều nước sẽ giúp trẻ thay thế chất dịch bị mất trong quá trình tiêu chảy. Điều này rất quan trọng vì tình trạng mất nước có thế dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
1. Kiểm tra các triệu chứng của bệnh tiêu chảy
Các triệu chứng chính là đi ngoài phân lỏng hơn 3 lần 1 ngày và các triệu chứng khác bao gồm:
– Đau bụng
– Ói mửa, buồn nôn
– Cảm giác đau khi đi ngoài
2. Đưa con gặp bác sĩ
Hãy đưa bé gặp bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng sau đây xuất hiện:
– Đi cầu phân lỏng, nhiều nước nhiều lần trong vòng 1-2 tiếng đồng hồ.
– Xuất hiện máu và chất nhầy trong phân
– Sốt cao
– Ăn không ngon hoặc không muốn ăn uống
– Mắt trũng
– Cơn khát kéo dài
– Cảm giác yếu ớt và mệt mỏi
– Tiêu chảy kéo dài 1 tuần hoặc hơn
3. Cung cấp đủ nước cho bé
– Đối với một đứa trẻ điều trị tại nhà thì việc bổ sung nước càng nhiều càng tốt, đặc biệt là sau mỗi lần đi cầu. Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa bột càng nhiều càng tốt.
– Đối với bé dưới hai tuổi: liên hệ với bác sĩ để thay đổi lượng nước theo trọng lượng và tuổi của bé
– Đối với vé hai tuổi trở lên: cách 20 phút cho bé uống một nửa cốc nước. Có thể chia nhỏ phần nước cho bé uống
Lưu ý: Hãy chọn loại nước phù hợp với con của bạn, những sự lựa chọn tốt nhất bao gồm:
– Sữa mẹ hoặc sữa bột
– Súp
Cách phòng bệnh tiêu chảy
– Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi; không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng; bảo đảm vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh; hạn chế ra vào vùng đang có dịch.
– Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm: Thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã; không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn chưa được chế biến và nấu chín, các thức ăn còn sống như gỏi cá, tiết canh, …; chọn mua thức ăn từ nguồn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng; rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn để đảm bảo không làm nhiễm mầm bệnh từ tay bẩn vào thức ăn; hạn chế tập trung ăn uống đông người như ma chay, đám giỗ, cưới xin, liên hoan… trong vùng đang có dịch.
– Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch: nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của các gia đình phải được bảo vệ sạch sẽ, có nắp đậy, không để nguồn nước bẩn từ bên ngoài như ao, hồ, sông, suối… chảy vào; ở những nơi không có nước máy mà đang có dịch tiêu chảy thì tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng cloramin B; cấm đổ phân, chất thải, nước giặt rửa và đồ dùng của người bệnh xuống giếng, ao, hồ, sông, suối…
– Xử trí khi có người bị tiêu chảy cấp: phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời, không được để bệnh nhân ở nhà hoặc mua thuốc tự điều trị vì có thể nguy hiểm đến tính mạng và làm lây lan bệnh dịch sang cho gia đình và cộng đồng.
Một số mẹo chữa bệnh tiêu chảy trên đây mong rằng sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Xem thêm:
Đi tìm sự thật về cách chữa bệnh sỏi mật bằng đu đủ xanh
Cách chữa bệnh sỏi mật bằng quả sung hiệu quả bất ngờ
Top 3 cách chữa bệnh sỏi amidan tại nhà không gây đau