Đi tìm sự thật về cách chữa bệnh sỏi mật bằng đu đủ xanh

Đu đủ xanh từ lâu đã được biết đến là phương thuốc Đông y có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh như bệnh Gout, bệnh trĩ, sỏi thận… Nhưng ít ai biết, người ta còn áp dụng cách chữa bệnh sỏi mật bằng đu đủ xanh. Sự thật về công dụng này của đu đủ xanh là như thế nào, mời bạn tham khảo bài viết bên dưới.

Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi mật có thể gây ra những biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh chẳng hạn như: Nếu như sỏi mật bị tắc ở vị trí ống dẫn mật sẽ khiến cho người bệnh xuất hiện những cơn đau, thậm chí là gây ra nhiễm trùng không chỉ ở vị trí tại chỗ mà còn lây sang lá mía, gan hoặc là lan tràn thành nhiễm trùng máu. Khi đó tính mạng sẽ bị nguy hiểm.

Đối với trường hợp sỏi nằm trong núi mật, người bệnh không có bất cứ triệu chứng gì thì không cần phải lo lắng, nhưng nếu như sỏi làm nghẹt ống dẫn mật, người bệnh xuất hiện những cơn đau quặn dữ dội liên tục trong nhiều giờ thì rất đáng lo ngại. Đặc biệt là nếu như sỏi mật bị nghẹt quá lâu hoặc bị nhiễm trùng thì người bệnh còn có biểu hiện vàng da hoặc nóng sốt.

Đu đủ xanh chữa bệnh sỏi mật

Đu đủ xanh chữa bệnh sỏi mật

Bên cạnh đó nếu như túi mật đầy mật nhưng mật lại không được chảy vào trong ruột non sẽ bị đông lại và thành sỏi. Chính vì thế mà các viên sỏi này cần phải được trục xuất ra khỏi ống dẫn mật càng sớm thì càng tốt.

Vì sao đu đủ có thể chữa được bệnh sỏi mật?

Đu đủ (danh pháp khoa học: Carica papaya) là một cây thuộc Họ Đu đủ. Đây là cây thân thảo to, không hoặc ít khi có nhánh, cao từ 3–10 m. Lá to hình chân vịt, cuống dài, đường kính 50–70 cm, có khoảng 7 khía. Hoa trắng hay xanh, đài nhỏ, vành to năm cánh. Quả đu đủ to tròn, dài, khi chín mềm, hạt màu nâu hoặc đen tùy từng loại giống, có nhiều hạt.

Đu đủ thường được ăn xanh như một loại rau (làm nộm và hầm) và ăn chín như một loại trái cây. Trong quả đu đủ có một enzyme gọi là papain, một loại protease có tác dụng làm mềm thịt và các chất protein khác, do đó đu đủ xanh thường được hầm chung với thịt giúp thịt nhanh mềm.

Tác dụng chữa sỏi mật của đu đủ xanh cực kì hiệu quả

Tác dụng chữa sỏi mật của đu đủ xanh cực kì hiệu quả

Đu đủ là thứ quả được dùng trong mâm ngũ quả ngày Tết của người Nam Bộ Việt Nam (Gồm các thứ quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Vì quan niệm của người miền Nam như cách đọc ghép tên các thứ quả này thành “cầu sung vừa đủ xài”)

Đu đủ có thể coi là “thần dược”, bởi nhiều bộ phận của cây đu đủ không những được dùng làm thức ăn mà còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh.

Trong 100 g đu đủ chín có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.

Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể…

Làm cách nào để chữa sỏi mật bằng đu đủ xanh?

Cách chữa sỏi mật bằng đu đủ xanh rất đơn giản, chỉ cần người bệnh làm theo những hướng dẫn dưới đây:

Bài 1: Dùng quả đu đủ xanh

Chọn quả đu đủ độ 400 – 600 gam không già quá, cũng không non, loại quả bánh tẻ, vỏ còn xanh, còn nhiều nhựa trắng, tác dụng chính ở đây là nhựa (quả già ít nhựa, non ăn thì đắng, quả bé không đủ sức bào mòn sỏi). Khi ngắt quả rửa sạch cắt đầu, cắt đuôi moi hết hột bỏ đi, cho thêm ít muối vào quả đu đủ cho vừa ăn để nguyên cả vỏ xanh và nhựa đặt vào cái nồi con, hay cặp lồng, đổ nước đun cách thủy độ 30 phút quả chín, ăn mỗi ngày một quả.

 

Thực hiện phương pháp chữa sỏi mật bằng đu đủ xanh này nên áp dụng sau bữa ăn để an toàn dạ dày. Tùy theo sỏi to nhỏ mà dùng, sỏi dưới 10 mm thì ăn 7 quả, nếu trên 10 mm phải ăn nhiều hơn, ăn liên tục, không kiêng kị gì, người khó ăn có thể chấm đường cho dễ.

Bài 2: Hoa cây đu đủ đực

Bạn dùng hoa tươi của cây đu đủ đực với lượng khoảng chừng 300g, sau đó đem sao vàng hạ thổ được 150g để sắc uống. Bạn thực hiện cách sắc 4 chén nước và lấy cốt còn 1 chén để uống trong ngày, sử dụng 5 – 7 ngày/lần.

Lời khuyên khi áp dụng cách chữa sỏi mật bằng đu đủ xanh

  • Trước khi chữa trị sỏi thận bằng bài thuốc này người bệnh nên đến cơ sở y tế kiểm tra xem kích thước sỏi thận bao nhiêu. Sau 1 liệu trình nên đi kiểm tra lại lần nữa xem bài thuốc có hiệu quả không, sỏi đã ra hết chưa? Nếu sỏi chưa ra hết thì có thể lặp lại liệu trình này nhưng phải sau đó 1 đến 2 tháng.
  • Người bệnh cần ăn nhiều ra xanh, hoa quả, uống nhiều nước để cải thiện những nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận. Chú ý hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều canxi.
  • Đối với phụ nữ có thai không nên ăn nhiều đu đủ xanh do đu đu xanh có tác dụng tiêu mạnh, ăn lúc đói dễ bị xót ruột.
  • Ăn đu đủ chính nhiều ngày có thể long bàn tay chân hơi vàng, do carotenoid trong đu đủ đào thải chậm chưa đào thải hết gây vàng da khi không dùng bài thuốc nữa hiện tượng vàng da sẽ tự hết đi.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

 Chữa dứt điểm được sỏi mật khá khó khăn và đau đơn, ngay từ bây giờ mỗi người hãy hình thành một số thói quen sau để phòng bệnh sỏi mật:

– Ăn uống lành mạnh: Bổ sung nhiều chất xơ và giảm thiểu tối đa chất béo hấp thụ vào cơ thể. Lượng đạm dồi dào trong thịt nạc động vật cũng giúp chống thoái hóa mỡ ở tế bào gan, giúp phòng chống sỏi mật hiệu quả.

– Duy trì 1 trọng lượng ổn định: sỏi cholesterol hình thành chủ yếu là do ăn quá nhiều chất béo dẫn đến thừa cân, béo phì. Cách tốt nhất để phòng sỏi mật và nhiều căn bệnh khác là kiểm soát cân nặng thật tốt.

Cần phòng bệnh sỏi mật

Cần phòng bệnh sỏi mật

– Hạn chế một số loại thuốc: Có thể bạn không biết một số loại thuốc ngay cả thuốc giảm cholesterol (như gemfibrozil, fenofibrate) và thuốc uống tăng lượng estrogen cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật ở người dùng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Mong rằng với những cách chữa bệnh sỏi mật bằng đu đủ xanh mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Tuy nhiên, với trường hợp sỏi mật ở mức độ nặng thì người bệnh nên đến các cơ quan Y tế để thăm khám.

Xem thêm:

Cách chữa bệnh sỏi mật bằng quả sung hiệu quả bất ngờ

Top 3 cách chữa bệnh sỏi amidan tại nhà không gây đau

Chữa gan nhiêm mỡ bằng nấm linh chi có hiệu quả không?