Parkinson là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tàn phế. Căn bệnh này được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm, sau tai biến mạch máu não. Vậy Parkinson nguy hiểm như thế nào và cách chữa bệnh Parkinson ra sao? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Bệnh Parkinson nguy hiểm như thế nào?
Bênh Parkinson là một trong số các bệnh hiện đại rất thường gặp ở tất cả các quốc gia trên thế giới với tỷ lệ mắc là 90-100/100.000 dân và tỷ lệ mới mắc là 20/100.000 dân/năm. Hãy cùng chúng tôi nghiên cứu và bàn luân về các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Bệnh Parkinson là một bệnh do thoái hóa hệ thần kinh gây ra và biểu hiện đặc trưng bằng các cử động bị chậm chạp, cứng đờ, run và rối loạn về thăng bằng.
Đây là căn bệnh gây ra do cơ thể bị mất các tế bào não có khả năng sản sinh chất dopamine – chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng truyền dẫn tín hiệu giữa các sợi thần kinh trong một số bộ phận của não để điều khiển một số cử động trên các chi của cơ thể, làm cho chúng cử động chậm lại.
Căn nguyên chính xác để gây ra căn bệnh này hiện vẫn chưa được giới y khoa thế giới công bố rõ ràng như phần đông đều nghiêng về giả thuyết là do sự tương tác giữa các yếu tố của môi trường sống với tính mẫn cảm di truyền của cơ thể. Việc tương tác này gây ra các khiếm khuyết về gen trên các bệnh nhân mặc bệnh Parkinson.
Triệu chứng của bệnh Parkinson:
– Run tay, run chân
– Cử động chậm chạp, không linh hoạt, đi lại khó khăn
– Cứng cơ mặt, tay và chân
– Bị sa sút trí tuệ, mất trí nhớ
– Ăn uống khó khăn cụ thể là nhai và nuốt
– Thường xuyên bị mất ngủ, đại tiện bị táo bón
Cách chữa bệnh Parkinson
Mặc dù đây là một bệnh phức tạp, chưa tìm ra nguyên nhân sâu xa, và gây ra nhiều hệ lụy cho cuộc sống của chúng ta, nhưng bệnh vẫn có thể được hỗ trợ điều trị tốt. Nếu áp dụng các phương pháp hỗ trợ điều trị đúng đắn như dùng thuốc, vật lý trị liệu, và các phương pháp trợ giúp khác sẽ có thể chung sống với bệnh trong nhiều năm mặc dù không thể hỗ trợ điều trị dứt điểm được.
1. Phẫu thuật
Các bác sĩ cắt bỏ một trung khu của não có dính líu đến bệnh lý Parkinson, làm giảm bớt cử động bất thường của bệnh nhân. Phương pháp này ít được sử dụng vì có thể gây biến chứng rối loạn chức năng khác
2. Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc thường dùng để hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson có thể kể tới:
+ Levdopa/carbidopa hay là Sinemet® và Levodopa/benserazide hoặc Prolopa®: Levodopa là thuốc hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh có hiệu quả. Qua men xúc tác, thuốc được thủy phân thành dopamin ngoại biên, không qua được hàng rào máu não, kích thích ở ngoài hàng rào máu não cho nên người ta đã kết hợp với carbidopa, chất này ức chế men decarboxylase ngoại biên làm cho phản ứng thủy phân levodopa thành dopamin ngoại biên mất đi.
+ Entacapone hay là Comtan® (chỉ dùng ở dạng phối hợp với levodopa).
+ Các thuốc đồng vận Dopamine – Pramipexole loại viên giải phóng thuốc tức thì (Mirapex®) hoặc loại viên giải phóng thuốc kéo dài (Sifrol ER), Ropinirole (Requip®), Rotigotine (Neupro®-có sẵn ở dạng dán trên da), và Apomorphine (Apokyn®)
+ Các thuốc ức chế mono amino oxydase B – Rasagiline hay là Azilect® và Selegiline hay là Eldepryl®: Thường được dùng sớm ở giai đoạn đầu của bệnh, thuốc không có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh ở giai đoạn muộn. Thuốc có tác dụng làm giảm sự phá hủy dopamin do làm chậm quá trình ôxy hóa của dopamin, giảm tạo ra các gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh. Thuốc có thể phối hợp với levodopa, làm giảm triệu chứng bệnh và tiến triển bệnh.
+ Amantadine hay là Symmetrel®
+ Các thuốc kháng cholinergic làm cân bằng giữa hệ tiết cholin và hệ tiết dopamin như Trihexyphenidyl hay là Artane® và Benztropine hay là Cogentin®.
Cách dùng thuốc với bệnh Parkinson rất quan trọng vì có khả năng gây ra tác dụng phụ trên người bệnh. Do đó bắt buộc phải đi khám các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác về các loại thuốc và cách dùng thuốc cho hiệu quả.
3. Phương pháp dùng vật lý trị liệu
Sử dụng các phương pháp điều trị phục hồi chức năng để tăng khả năng vận động và giảm các rối loạn thăng bằng. Một số bệnh nhân sử dụng phương pháp trị liệu ngôn ngữ cung khá hiệu quả trong việc giúp giảm các rối loạn về nói và nuốt. Việc tập các động tác thể dục nhẹ nhàng như làm việc nhẹ, đi bộ, tập thái cực quyền, yoga cũng có tác động tích cực. Trong chế độ ăn nên có nhiều chất xơ và nước để chống táo bón.
Mỗi bệnh nhân có một triệu chứng bệnh khác nhau nên cách hỗ trợ chữa trị hiệu quả cũng khác nhau. Bệnh nhân mắc bệnh Parkison tốt nhất nên liên hệ với thầy thuốc để cùng tìm ra phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất cho bản thân mình. Ngoài ra, việc sống lạc quan, không chú ý quá nhiều đến bệnh tật của mình cũng là liệu pháp tâm lý giúp bệnh lâu trở nặng.
Cách phòng tránh bệnh Parkinson
– Trong các bữa ăn hàng ngày nên sử dụng đa dạng các loại thực phẩm, không thiên về bất cứ một loại nào, để bổ sung đầy đủ Vitamin và các loại khoáng chất có lợi cho cơ thể.
– Chú ý ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, đậu nành, các loại ngũ cốc nguyên hạt, để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể người cao tuổi.
– Đối với người có triệu chứng bệnh Parkinson nên uống nhiều nước mỗi ngày, khoảng 2lít nước 1 ngày.
– Tránh dùng nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo và Cholestoron, nên dùng dầu ăn thay mỡ.
– Không nên ăn hoặc uống các thực phẩm chứa nhiều đường, muối, các chất cay nóng.
– Tránh sử dụng bia rượu và các chất kích thích có khả năng gây hại cho cơ thể.
– Ngoài chế độ ăn uống hợp lý như trên, người cao tuổi cần thường xuyên luyện tập thể thao như đi bộ 30 phút/ ngày. Luyện tập thể thao điều đặn giúp người già nâng cao sức khoẻ phòng tránh được rất nhiều loại bệnh đặc biệt là bệnh Parkinson.
Xem thêm:
Làm sao để trị chứng hay quên mà không cần đến thuốc?
Bài thuốc tự chữa bệnh rận mu đơn giản, hiệu quả nhất