Mía dò và công dụng của mía dò

Mía dò là loài thực vật phổ biến nhất thuộc chi Costus (chi Mía dò) của họ Costaceae. Loài này được (J.König) C.Specht mô tả khoa học đầu tiên năm 2006. Chi Mía dò khác với gừng thông thường ở chỗ chỉ có một hàng lá xếp hình xoắn ốc.

goc-91

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA MÍA DÒ

 Đọt đắng, cát lồi, sẹ vòng, tậu chó, co ướng bôn (Thái), nó ưởng (Tày).

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA MÍA DÒ

Thân rễ. Thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô. Còn dùng ngọn và cành non.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MÍA DÒ

Thân rễ chứa saponin steroid, thuỷ phân diosgenin, tigogenin.

4. CÔNG DỤNG CỦA MÍA DÒ

Tác dụng chống viêm. Chữa sốt, đái buốt, đái vàng, thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh. Ngày 10-20g dạng thuốc sắc, hoặc cao lỏng. Ngọn và cành non còn tươi, nướng, giã, vắt lấy nước nhỏ tai chữa viêm tai. Có thể dùng làm nguyên liệu để chiết xuất diosgenin.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA MÍA DÒ

Tên khoa học của mía dò là COSTUS SPECIOSUS (Koening) Smith thuộc họ COSTACEAE

6. MÔ TẢ CỦA MÍA DÒ

17_Sep_2014_094744_GMTc19

Cây thân cỏ, mọc thẳng, có thể cao tới hơn 2m, có khi phân cành. Thân rễ nạc, mọc ngang. Lá có bẹ, mọc so le, lúc non xếp thành hình xoắn ốc, có lông. Cụm hoa hình bông, mọc ở ngọn thân. Hoa màu trắng, lá bắc màu đỏ. Quả nang, chứa nhiều hạt, màu đen. Các loài Costus speciosus Sm. var. argyrophyllus Wall. và Costus tonkinensis Gapnep. cũng được dùng.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA MÍA DÒ

Hoa: Tháng 6-8; Quả: Tháng 9-11.

8. PHÂN BỐ CỦA MÍA DÒ

Cây mọc hoang nhiều ở miền núi.

Trên đây là một số thông tin về mía dò, thành phần hóa học cũng như tác dụng của mía dò được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)