Tý dĩ là một loại cây sống hàng năm có thể cao tới 1 – 2m, Thân nhẵn bóng không có lông, có vạch dọc. Trong Đông y ý dĩ có vị ngọt, tính hơi hàn vào 3 kinh tỳ, vị và phế. Có tác dụng kiện tỳ bổ phế, thanh nhiệt thẩm thấp.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY TÝ DĨ
Bo bo, hạt cườm, co đươi (Thái), mạy păt (Tày)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY TÝ DĨ
Quả (thường gọi là hạt) thu hái vào mùa đông. Phơi khô. Khi dùng, giã bỏ vỏ, lấy nhân. Dùng sống hoặc sao vàng.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY TÝ DĨ
Hạt chứa hydrat carbon, protid, lipid và các acid amin như leucin, lysin, arginin, tyrosin…, coixol, coixenolid, sitosterol, dimethyl glucosid.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY TÝ DĨ
Thuốc bồi dưỡng cơ thể do có hàm lượng protid và lipid cao. Chữa viêm ruột và ỉa chảy kéo dài ở trẻ em, phù thũng, sỏi thận, tê thấp, nhức mỏi chân tay. Ngày 10-30g dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY TÝ DĨ
Tên khoa học của cây tý dĩ COIX LACHRYMA – JOBI L thuộc họ POACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY TÝ DĨ
Cây cỏ, mọc thành bụi, cao 1-2m. Thân nhẵn, ruột xốp. Lá hình dải, mọc so le, có bẹ, mép uốn lượn. Hoa đơn tính cùng gốc mọc thành bông thẳng đứng ở kẽ lá. Hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Quả thóc, nhẵn bóng, màu xám nhạt, hình bầu dục. Vỏ quả dày và cứng.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY TÝ DĨ
Tháng 5 – 12.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY TÝ DĨ
Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi.
Trên đây là một số thông tin về tý dĩ, thành phần hóa học cũng như tác dụng của tý dĩ được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)