Cây mướp sát và công dụng của cây mướp sát

Cây mướp sát là loài của Nam Trung Quốc, Ðài Loan, Việt Nam, Campuchia, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc ở Ninh Bình, và nhiều nơi vùng bờ biển từ Quảng Trị tới Kiên Giang nhưng tương đối hiếm. Thường được trồng ven đường, vườn hoa lấy bóng mát, làm cảnh và trồng ở bờ biển để chắn sóng. Có thể thu hái vỏ, lá và nhựa quanh năm. Hạt lấy ở quả chín phơi khô, dùng nhân hạt ép dầu.

19504-cerbera_odollam2

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY MƯỚP SÁT

Cây mướp sát có tên gọi khác là xoài biển, hải qua tử, mật sát, cây tự tử, mướp sát vàng, (ở Ấn Độ gọi là Pong-pong, Othalanga)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY MƯỚP SÁT

Hạt, thu hái khi quả chín. Phơi khô; đập vỡ hạt lấy nhân ép dầu. Hạt rất độc

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY MƯỚP SÁT

Hạt chứa glucosid: Cerberin, cerberosid, neriifolin.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY MƯỚP SÁT

Dầu hạt bôi lên da chữa ghẻ, ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy. Các glucosid chiết được từ hạt dùng chữa bệnh suy tim. Có nơi dùng vỏ cây hoặc lá làm thuốc tẩy. Cần rất thận trọng vì độc

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY MƯỚP SÁT

Tên khoa học của cây dược liệu muồng trâu là CERBERA MANGHAS L thuộc họ APOCYNACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY MƯỚP SÁT

17_Sep_2014_041133_GMTc2

Cây nhỡ, có khi cao tới 10m. Vỏ thân xù xì, dày; gỗ mềm. Lá mọc so le, mặt trên nhẵn bóng, thường tập trung ở đầu cành. Cụm hoa hình xim ở đầu cành; hoa màu trắng, ở giữa màu hồng đỏ, có mùi thơm. Quả hạch, hình trái xoan, to. Toàn cây có nhựa mủ

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY MƯỚP SÁT

Hoa: Tháng 3-5; Quả: Tháng 6-8.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY MƯỚP SÁT

Cây mọc hoang ở vùng ven biển và hải đảo.

Trên đây là một số thông tin về cây mướp sát, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây mướp sát được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)