Cây sa nhân và công dụng của cây sa nhân

Sa nhân, sa nhân đỏ, sa nhân thầu dầu hay mè tré bà (danh pháp hai phần: Amomum villosum) là loài thực vật thuộc họ Gừng được trồng ở khắp vùng Đông Nam Á và Hoa Nam. Hạt sa nhân đỏ sau khi chín sẽ khô và có mùi thơm mạnh, được dùng làm gia vị và làm thuốc trong Đông y.

Amomum_villosum_-_Hong_Kong_Botanical_Garden_-_IMG_9580

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY SA NHÂN

Sa nhân có tên gọi khác là mé tré bà, dương xuân sa, co nénh (Thái), la vê (Ba Na), pa đoóc (K’dong), mác nẻng (Tày).

2. BỘ PHẬN DÙNG  CỦA CÂY SA NHÂN

Hạt của quả. Quả thu hái vào mùa hạ, thu. Phơi khô, tách lấy khối hạt màu trắng.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC  CỦA CÂY SA NHÂN

Hạt chứa tinh dầu gồm D-camphor, D-borneol, D-bornylacetat, D-limonen, α-pinen, phellandren, paramethoxy ethyl cinnamat, nerolidol, linalol.

4. CÔNG DỤNG  CỦA CÂY SA NHÂN

Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ỉa chảy, nôn mửa, phù: Ngày 2 – 6g dạng bột, viên, thuốc sắc. Phối hợp với một số cây khác chữa động thai, đau bụng. Chữa nhức răng: Sa nhân ngậm, hoặc tán bột chấm vào răng đau.

5. TÊN KHOA HỌC  CỦA CÂY SA NHÂN

Cây sa nhân có tên khoa học là AMOMUM VILLOSUM Lour thuộc họ  ZINGIBERACEAE

6. MÔ TẢ  CỦA CÂY SA NHÂN

A7

Cây cỏ, cao 0,5 – 1,5m. Thân rễ nhỏ, mọc bò ngang chằng chịt như mạng lưới. Lá nhẵn bóng, có bẹ, không cuống, mọc so le, phiến hình dải, đầu nhọn dài. Hoa trắng, cánh môi vàng đốm tía, mọc thành chùm ở gốc. Quả nang, 3 ô, có gai mềm, khi chín màu đỏ nâu. Có nhiều loài khác nhau mang tên sa nhân, cũng được dùng.

7. MÙA HOA QUẢ  CỦA CÂY SA NHÂN

Tháng 5 – 6; Quả: Tháng 7 – 8.

8. PHÂN BỐ  CỦA CÂY SA NHÂN

Cây mọc hoang ở rừng núi, dưới tán cây râm mát.

Trên đây là một số thông tin về cây sa nhân, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây sa nhân được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)