Cây nhội và công dụng của cây nhội

Cây nhội được trồng lấy bóng mát ở nhiều thành phố ở Việt Nam, nhiều nhất ở Hà Nội. Còn thấy mọc hoang trong rừng. Cũng thấy mọc ở Ân Độ, MaLaixia, InĐônêxia, Châu Đại Dương.

cay-nhoi

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY NHỘI

Cây nhội có tên gọi khác là quả cơm nguội, mạy phat (Tày), xích mốc, bích hợp, trọng dương mộc

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY NHỘI

Lá và ngọn non. Thu hái vào tháng 4 – 5. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY NHỘI

Lá chứa vitamin C và tanin.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY NHỘI

Chữa khí hư, viêm ngứa âm hộ do ký sinh trùng roi, mụn nhọt, lở loét: Lá và ngọn non nấu cao bôi ngoài, hoặc dùng nước sắc để ngâm. Chữa ỉa chảy: Ngày 20-40g lá khô sắc uống. Còn dùng chữa răng lợi sưng đau, đau họng.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY NHỘI

Tên khoa học của cây nhội là BISCHOFIA TRIFOLIATA (Roxb.) Hook.f thuộc họ EUPHORBIACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY NHỘI

16_Sep_2014_024224_GMTB2

Cây to, cao 15 – 20m. Lá kép, cuống dài, mọc so le, 3 lá chét, mép có răng cưa. Hoa đơn tính khác gốc, màu lục nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả thịt, hình cầu, màu nâu.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY NHỘI

Hoa: Tháng 2 – 5; Quả : Tháng 6 – 8.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY NHỘI

Cây mọc hoang ở rừng núi và được trồng để lấy bóng mát.

Trên đây là một số thông tin về cây nhội, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây nhội được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)